Chính quyền Trung Quốc đã tuyển dụng hơn 300 khoa học gia và học giả tại các viện nghiên cứu của các trường đại học và chính phủ Úc, thông qua các chương trình tuyển dụng tài năng, tuy nhiên con số thực tế có thể lên tới hơn 600 người. Một bản đệ trình mới lên cuộc điều tra của quốc hội tiết lộ nội dung trên.
Bản đệ trình do chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc Alex Joske thực hiện, khuyến cáo rằng các chương trình tuyển dụng bí mật có thể có liên quan đến một khoản lên tới 280 triệu đô la gian lận tiền tài trợ, đồng thời dấy lên quan ngại về việc Bắc Kinh có quyền truy cập đến các công nghệ nhạy cảm.
Nghiên cứu mới đã xác định danh tính của 325 người tham gia vào các chương trình tuyển dụng tài năng của Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP), là những người làm việc trong các viện nghiên cứu của Úc, nhiều trong số đó có các mối cam kết mâu thuẫn như giữ công việc ở Trung Quốc trong khi làm việc toàn thời tại Úc.
Ủy ban an ninh và tình báo của Quốc hội Liên bang đang thực hiện điều tra về can thiệp nước ngoài tại các trường đại học Úc, bao gồm vai trò của các chương trình tuyển dụng tài năng của chính phủ Trung Quốc.
Chính phủ Úc đang ngày càng lo ngại về rủi ro gián điệp và ăn cắp tài sản trí tuệ từ các chương trình tài năng trên của Bắc Kinh, trong đó bao gồm chương trình “Kế hoạch Ngàn nhân tài” (Thousand Talents Plan”).
Chương trình này đưa đến cho những người tham gia các khoản lương hấp dẫn, cung cấp tiền tài trợ nghiên cứu và mang đến cơ hội thương mại hóa các sáng chế của họ, tuy nhiên đổi lại là các ràng buộc như phát minh của họ phải được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc, phải tuân thủ theo luật Trung Quốc, và cho phép các cơ quan đầu não ở Bắc Kinh tiếp cận nội dung nghiên cứu của họ.
Trong một bản đệ trình lên cuộc điều tra của quốc hội, Alex Joske chỉ đích danh 59 trường hợp là các học giả và nhà nghiên cứu, những người đang nhận các khoản tài trợ nghiên cứu giá trị cao – khoảng 1 đến 3 triệu đô la – từ Hội đồng Nghiên cứu Úc châu, trong khi vẫn làm việc tại Trung Quốc.
Tất cả các thỏa thuận tài trợ đều yêu cầu người nhận phải tiết lộ các xung đột về lợi ích, và việc đồng thời ở dưới một chương trình tuyển dụng tài năng của chính phủ Trung Quốc có thể là một vi phạm về các quy định tài trợ nghiên cứu.
Bản đệ trình của ông Joske cho biết:
Hoạt động tuyển dụng tài năng của Đảng cộng sản Trung Quốc tại Úc có thể có liên quan đến khoảng 280 triệu đô la gian lận tài trợ trong vòng hai thập niên qua.
Tuy nhiên, ông Joske ước lượng rằng chương trình “Ngàn Nhân tài” chỉ chiếm hơn một phần ba trong tổng số các trường hợp ông xác định trong bản đệ trình của mình, cho thấy mức độ rộng lớn của các chương trính tuyển dụng tài năng của chính phủ Trung Quốc.
Trả lời với tờ The Australian, tác giả nghiên cứu Alex Joske cho hay, 325 người tham gia mà ông xác định danh tính “có thể chỉ là một số lượng nhỏ các trường hợp – mà có thể lên tới hơn 600 người”. Ông cho hay so với các quốc gia khác, việc thúc đẩy chương trình tuyển dụng nhân tài của Bắc Kinh có một mức độ tập trung lớn vào Úc.
Một trong số những điều rút ra được đó là chương trình Ngàn Nhân tài đặc biệt quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần trong một bức tranh lớn hơn nhiều của chương trình tuyển dụng tài năng của chính phủ Trung Quốc.
Một trong những trường hợp được nhấn mạnh trong bản đệ trình là Giáo sư George Zhao từ trường đại học Queensland – ông tham gia cả hai chương trình tuyển dụng tài năng của chính phủ TQ trong khi đồng thời nhận về hai khoản tài trợ nghiên cứu cạnh tranh nhất của Hội đồng Nghiên cứu Úc châu (ARC) trị giá 3.9 triệu đô la.
Trong khi nghiên cứu cho ARC trong lĩnh vực công nghệ lưu trữ năng lượng, ông Zhao cũng tham gia nhiều vai trò tại Trung Quốc.
Một giáo sư khác là Brad Yu Changbin, từng làm việc tại Đại học Quốc gia Úc và Đại học Curtin. Ông đã tham gia nhiều chương trình tuyển dụng tài năng của TQ trong khi làm việc trong các dự án máy bay không người lái do Bộ quốc phòng Úc tài trợ.
Ông Yu đã đào tạo một khoa học gia thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), và người này hiện giữ chức kỹ sư trưởng của chương trình máy bay không người lái của quân đội Trung Quốc.
Cơ quan chống gián điệp ASIO nói rằng các lĩnh vực nghiên cứu và đại học là một trong số các lĩnh vực đối mặt với rủi ro cao về can thiệp từ nước ngoài, bởi đây là những lĩnh vực đứng đầu về phát triển khoa học, nghiên cứu và chính sách.
Theo SBS
Leave a comment