Home Bí ẩn Tìm hiểu về thế giới loài cua tại Úc
Bí ẩnTin Nước Úc

Tìm hiểu về thế giới loài cua tại Úc

Những đàn cua đỏ hàng triệu con ở đảo Christmas, Australia, thường di cư ra biển vào mùa mưa để bắt đầu một mùa sinh sản mới.

Núi’ cua nhỏ ở Australia

Những đàn cua đỏ ở đảo Christmas, Australia, di cư đến bờ biển Ấn Độ Dương vào mùa mưa để bắt đầu một mùa sinh sản mới, sau đó quay trở về rừng. Hàng triệu con cua mới ra đời tập trung lại thành những đám lớn trên mặt nước.

Cua ẩn sĩ thay ‘nhà’ mới

Khi vỏ ốc cũ không còn vừa với sự phát triển của cơ thể, con cua ẩn sĩ (hay còn gọi là ốc mượn hồn) thay đổi “nhà mới” lớn hơn. Loài này không có mai cứng để bảo vệ cơ thể dễ tổn thương, nên phải chui vào các vỏ ốc rỗng, kín nước.

Cua hoàng đế màu xanh ở Mỹ

Một con cua hoàng đế có màu tím xanh kỳ lạ mới được phát hiện ở bang Alaska, Mỹ, có thể là do hiện tượng đột biến.
 
AP-blue-red-king-crab-jt-14071-7929-7430

Frank McFarland và con cua hoàng đế có màu tím xanh. Ảnh: AP

Theo AP, con cua hoàng đế được một ngư dân có tên Frank McFarland phát hiện hôm 4/7. Nó có kích thước tương đương những con cua hoàng đế đỏ khác, nhưng nổi bật nhờ màu tím xanh như màu hoa oải hương.

Con cua được đưa đến Trung tâm Thủy sản Norton trong hai tuần. Tại đây, màu sắc khác biệt của con cua đã thu hút sự quan tâm của nhiều người dân địa phương và nhà nghiên cứu. Frank tiếp tục giữ con cua này sau đó.

Cua hoàng đế đỏ có màu tím xanh là một hiện tượng rất hiếm. Scott Kent, một nhà nghiên cứu địa phương, cho biết màu xanh của cua hoàng đế có thể là kết quả của đột biến.

Hồi tháng một, một con cua có màu tím xanh như hoa oải hương từng được phát hiện trong lô hàng cua hoàng đế đỏ tại Nhật Bản. Con cua nặng khoảng 3,5 kg, chiều dài càng khoảng một mét.

Loài cua có bộ chân khổng lồ

Cua dừa là loài động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới, nhưng số lượng và tình trạng phân bố hiện chưa được xác định.
1-3987-1419581287.png

Cua dừa không chỉ là loài cua trên cạn lớn nhất, mà còn là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới. Đây là nhóm các loài động vật không xương sống, có bộ xương ngoài, cơ thể chia đốt và những đốt phụ.

2-8645-1419581287.png

Một con cua dừa có thể phát triển chiều dài một mét và nặng hơn 4 kg. Cua nhện Nhật Bản có kích thước lớn hơn, nhưng là loài sống dưới nước. Lợi thế đó giúp cua nhện có cân nặng lớn hơn so với những loài trên cạn.

3-3780-1419581287.png

Dù có kích thước lớn, nhưng số lượng và tình trạng phân bố của cua dừa hiện vẫn ít được biết đến. Chúng được xếp vào nhóm động vật thiếu dữ liệu nghiên cứu củaLiên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), đồng nghĩa với việc các nhà khoa học chưa đủ thông tin để kết luận đây loài cua này có đang bị đe dọa hay không.

4-7039-1419581287.png

Cua dừa sống ở các hòn đảo nhỏ trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Khác với tên gọi, đây là loài có chế độ ăn uống đa dạng. Chúng có thể ăn trái cây nhiều cùi và cả những con cua nhỏ hơn. Khi ăn dừa, chúng sẽ bóc lớp vỏ bằng càng cho đến khi có thể ăn được phần cùi bên trong.

5-2658-1419581287.png

Các con cua sống trong hang ngầm, lót bằng sợi từ vỏ dừa. Khác với những loài cua khác, chúng sống hoàn toàn trên cạn và chỉ ra biển khi đẻ trứng.

6-8458-1419581288.png

Trước đây, con người từng tìm kiếm và bắt cua dừa. Nhưng ngày nay, chúng đang trở thành mục tiêu của các loài chuột. Ở những hòn đảo nhỏ, nơi thực vật khan hiếm hơn, chuột sẽ săn cua dừa nhiều hơn. Trong một số trường hợp, cua dừa cũng có thể lật ngược tình thế.

Cua nhuộm đỏ hòn đảo ở Australia

Những đàn cua đỏ hàng triệu con ở đảo Christmas, Australia, thường di cư ra biển vào mùa mưa để bắt đầu một mùa sinh sản mới.

Mùa di cư của loài cua đỏ thường bắt đầu vào cuối năm (tháng 10-12), khi thời tiết mùa mưa giúp chúng di chuyển thuận tiện và dễ dàng hơn.

 

Năm nay, khoảng 120 triệu con cua đỏ di cư từ các khu rừng ở đảo Christmas, Australia, đến bờ biển Ấn Độ Dương để bắt đầu mùa sinh sản mới.

 

Những đàn cua đầu tiên xuất hiện giữa tháng 11 và bắt đầu đông dần trong tuần qua, khiến các con đường ở đảo Christmas như biến thành tấm thảm đỏ.

 

Sau khi ra biển, cua đực sẽ tìm và đào hang để ẩn nấp, cua cái sẽ đến những hang này để giao phối với cua đực rồi bò ra biển đẻ trứng.

 

Các cuộc di cư thường niên của cua đỏ đã trở nên quen thuộc với người dân ở đây và đây cũng là đặc điểm thu hút đối với khách du lịch.

 

Vì số lượng đàn cua đỏ di cư rất đông, nên chính quyền địa phương thường phải đặt biển báo cấm đường dành cho các phương tiện và người đi bộ.

 

Loài cua đỏ này có nguồn gốc từ đảo Christmas và quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương. Chúng có thể có màu vàng cam hoặc đỏ tía nhưng thường hiếm.

MaiLan (th)

 

 
 

Related Articles

Chuyện gì đang xảy ra ở New Zealand vậy?

Bão Gabrielle quét qua đảo Bắc ở New Zealand đã khiến hạ...

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...