Cuộc khủng hoảng xử lý và tái chế rác thải ở Úc ngày càng trở nên nghiêm trọng sau khi Ấn Độ ban hành cấm nhập khẩu rác thải nhựa
Ấn Độ là điểm đến lớn thứ tư cho nguồn rác thải của Úc, nhập 13% tổng số lượng rác thải từ nước này trong năm ngoái.
Rác nhựa được thu gom chờ tái chế. Ảnh minh họa
Hội đồng tái chế và xử lý rác Úc ngày 30.3 cảnh báo tình trạng nhiều nước châu Á đang đóng cửa, ngành tái chế rác “đang gặp mối đe dọa lớn”.
Hiện nhiều quốc gia công nghiệp phát triển đang đối diện tình trạng rác thải chất đống sau khi Trung Quốc dừng nhập khẩu rác tái chế từ năm ngoái và một số nước khác cũng đang xem xét lại chính sách nhập rác, phế thải theo hướng thắt chặt kiểm soát, tiến tới ngừng hẳn. Malaysia và Thái Lan đã thông báo lệnh cấm nhập rác thải nhựa từ năm 2021.
Trước đó, Các chuyên gia đã cảnh báo rằng Úc có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn, khủng hoảng về môi trường và tài chính sau khi Trung Quốc tuyên bố cấm nhập rác thải từ xứ sở chuột túi.
Mỗi năm, Úc có khoảng 67 triệu tấn chất thải; trong đó, khoảng 620,000 tấn rác thải được chuyển đến Trung Quốc tái chế hằng năm.
Nhưng vào tháng 1 năm 2018, Trung Quốc đã ban lệnh cấm nhập khẩu đối với 24 loại vật liệu có thể tái chế, khiến ngành công nghiệp tái chế Úc rơi vào khủng hoảng.
Một trong những lý do cho lệnh cấm là vấn đề liên quan đến chất lượng.
“Tôi thấy rằng trong các kiện rác, có 40 – 50% là giấy, còn lại là giày, da các loại chất hữu cơ khác”, ColM Lynch – cựu nhân viên của nhà máy SKM Recycling cho biết.
Nhưng với việc tái chế ngày càng ồ ạt trên bờ biển Úc, rủi ro về hỏa hoạn và an toàn công cộng là vô cùng lớn.
Hai trong số các cơ sở tại Victoria của SKM đã bị cấm nhận rác thải, khiến nhiều cơ quan nhà nước không có nơi nào để đẩy rác thải đi ngoài các bãi rác.
Chuyên gia tái chế Trevor Thornton cho biết vấn đề không chỉ giới hạn ở Victoria.
“Các bang khác cũng đang chịu cảnh tương tự. Tuy họ không phải đối mặt với việc đóng cửa các cơ sở tái chế, nhưng có thể sẽ bị đóng cửa trong tương lại vì chúng ta không còn nơi để bán rác thải tái chế nữa”, ông nói.
Ông cho biết nếu không hành động ngay bây giờ không những sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn gây thiệt hại cho cộng đồng.
Tại Đại học Monash, người ta đã xây dựng một nhà máy chế biến nhựa và lốp xe thành nhiên liệu diesel.
Và tại Craigieburn phía bắc Melbourne, cư dân đã làm một con đường tái chế từ túi nhựa và chai thủy tinh.
Giám đốc điều hành Hiệp hội phục hồi tài nguyên và quản lý chất thải Gayle Sloan cho biết chính phủ liên bang cần thể hiện sự lãnh đạo và cùng làm việc với các bang để sớm giải quyết vấn đề cấp bách này.
Nhưng cố ấy cũng cho biết tất cả chúng ta đều phải hành đồng; các gia đình có thể chọn mua và sử dụng các sản phẩm tái chế.
Alo Úc tổng hợp
Leave a comment