Home Tin Nước Úc Các loại VISA phổ biến tại Úc
Tin Nước Úc

Các loại VISA phổ biến tại Úc

Những người hiện đang du lịch tại Úc, đang là du học sinh cũng có thể nộp hồ sơ xin visa chăm sóc thân nhân tại Australia, nếu trong visa du lịch hay trong visa du học không có điều khoản cấm không cho gia hạn.

Ví dụ một du học sinh Việt Nam sang Australia theo visa du học sinh sang Australia học chương trình cử nhân. Visa này thường có thời gian tối thiểu 3 năm. Trong thời gian đang du học, nếu thân nhân của người này được phép bảo lãnh thì du học sinh này có thể nộp đơn xin visa chăm sóc thân nhân.

Sau khi nhận hồ sơ bộ di trú sẽ cho du học sinh này một visa tạm thời. Visa này cho phép du học sinh nói trên ở lại hợp pháp tại Australia cho đến khi hồ sơ xin visa chăm sóc thân nhân có trả lời từ bộ di trú.

Tuy nhiên visa tạm nói trên thường chỉ có hiệu lực một khi visa du học hết hạn hay du học sinh nói trên quyết định xin hủy visa du học.

Những người đi du lịch cũng thế. Nếu visa du lịch không cấm xin gia hạn thì họ có thể nộp đơn xin visa chăm sóc thân nhân nếu họ có đầy đủ giấy tờ để nộp theo quy định của bộ di trú.

Nhưng trong thời gian chờ đợi visa chăm sóc thân  nhân được xét, người chăm sóc sẽ không nhận được bất cứ trợ cấp nào từ chính phủ Australia, cho đến khi họ được có tư cách thường trú, cho dù họ đang chăm sóc thân nhân của họ.

Điểm quan trọng thứ hai cần lưu ý ở đây là visa (116 và 836) bảo lãnh thân nhân sang chăm sóc người bệnh là loại visa cho phép người có visa được phép định cư vĩnh viễn tại Úc, và toàn bộ gia đình của người chăm sóc sẽ được đi theo sang định cư tại Australia.

Khi một người là công dân Úc hay thường trú nhân bị bệnh hay tàn tật muốn bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang chăm sóc mình, người đó cần phải hội đủ điều kiện về bệnh tật trước khi được phép bảo lãnh.

Do đó việc đầu tiên người bệnh ở Úc cần làm là nộp hồ sơ xin giám định sức khỏe. Việc giám định sức khỏe này không phải do các bác sĩ gia đình hay các bác sĩ chuyên khoa bình thường làm, mà phải do các bác sĩ chuyên khoa của một cơ quan y tế đặc biệt là Bupa Medical Visa.

Các bác sĩ của Bupa sau khi nhận hồ sơ sẽ sắp xếp một cuộc hẹn để giám định sức khỏe của người nộp đơn. Đến cuộc hẹn người bệnh cần mang theo lệ phí để nộp và người thông dịch để giúp bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân.

Khoảng 10 ngày sau khi giám định, người bệnh sẽ nhận được thư của Bupa cho biết họ có đủ tiêu chuẩn để bảo lãnh người chăm sóc hay không. Ít nhất mức giám định phải đạt 30% trở lên và bác sĩ của Bupa phải công nhận rằng người bệnh cần phải được chăm sóc ít nhất hai năm trong thời gian đến thì mới đủ tiêu chuẩn bảo lãnh.

Sau khi nhận được kết quả giám định từ 30% trở lên của Bupa, người bệnh có thể bắt đầu tiến hành thủ tục bảo lãnh.

Điều quan trọng tiếp theo cần lưu ý là người từ Việt Nam xin sang Úc chăm sóc cho thân nhân phải là thân nhân ruột thịt của người bệnh, hay thân nhân ruột thịt của vợ hay chồng của người bệnh. Thân nhân ruột thịt này bao gồm những thân nhân có quan hệ cùng mẹ khác cha hay cùng cha khác mẹ. Nếu không phải thân nhân ruột thịt như đã mô tả ở trên thì hồ sơ sẽ không hợp lệ.

Hồ sơ xin visa 116 và 836 rất phức tạp. Có thể nói đây là một trong những loại visa khó nhất của bộ di trú, vì đây là visa thường trú và cho phép cả gia đình của người chăm sóc cùng đi. Khi sang Úc người chăm sóc chính có thể nộp đơn xin tiền chăm sóc người bệnh của Centrelink và mọi người trong gia đình của người đó đều có thẻ Medicare. Tuy nhiên họ không được hưởng những phúc lợi khác từ Centrelink như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí trong hai năm đầu sống tại Úc, ngoại trừ trong những trường hợp hết sức đặc biệt. Do đó người sang Úc chăm sóc thân nhân và gia đình đi theo phải có điều kiện tự lo cho cuộc sống gia đình của mình trong hai năm đầu tiên tại Úc.

Một trong những điều kiện quan trọng nhất của hồ sơ xin visa 116 và 836 là người bệnh hay người tàn tật, trước khi được bộ di trú cho phép bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang chăm sóc, cần phải chứng minh là họ đã làm hết sức mình nhưng vẫn không kiếm được người chăm sóc tại Úc.

Ví dụ nếu người bảo lãnh có thân nhân tại Úc, thì phải chứng minh tất cả thân nhân đều không thể chăm sóc mình được như lớn tuổi, cũng bị bệnh tật, làm việc toàn thời, ở quá xa, nhiều nợ nần trả chưa xong, có nhiều con còn nhỏ tuổi đang đi học… Tất cả phải được chứng minh bằng bằng chứng hẳn hòi chứ không thể khai chung chung được.

Việc chứng minh này áp dụng cho bất cứ thân nhân nào từ 18 tuổi trở lên không phân biệt con, cháu, anh, chị, em hay cô bác chú dì gì cả. Có nghĩa là nếu người xin bảo lãnh thân nhân sang chăm sóc, có bao nhiêu thân nhân trên 18 tuổi tại Úc đều phải chứng minh là không có ai trong số này có thể chăm sóc mình được.

Cần lưu ý rằng bộ di trú tin rằng mọi người trong gia đình cần phải giúp đỡ lẫn nhau, và góp phần chăm sóc cho thân nhân. Do đó nếu bộ di trú thấy rằng có bất cứ một thân nhân nào tại Úc có thể góp phần chăm sóc cho người bệnh thì hồ sơ xin bão lãnh thân nhân từ Việt Nam sẽ bị từ chối.

Thậm chí vấn đề khoảng cách xa gần từ nhà của người bệnh đến nhà của các thân nhân cũng sẽ được bộ di trú xem xét cẩn thận. Nếu người bệnh hay thân nhân người bệnh trước khi nộp đơn có đi du lịch nước ngoài nhiều lần thì điều đó cũng chứng tỏ là người bệnh có thể tự chăm sóc hay thân nhân có thì giờ để góp phần chăm sóc người bệnh.

Từ yếu tố nói trên có thể thấy rằng người bệnh nào có nhiều thân nhân tại Úc chừng nào, càng có nguy cơ bị bộ di trú từ chối chừng đó. Tuy  nhiên điều này  hoàn toàn không có nghĩa là hồ sơ xin tái xét tại tòa di trú (MRT) cũng sẽ bị từ chối.

Thêm vào đó sau khi đã chứng minh rằng không có bất cứ thân nhân nào tại Úc có thể giúp chăm sóc cho người bệnh, người bệnh cần phải chứng minh là họ đã làm mọi cách để tìm kiếm sự chăm sóc từ các cơ quan dịch vụ cộng đồng, bệnh viện của chính phủ, lẫn các dịch vụ chăm sóc của các cơ quan từ thiện hay tư nhân.

Người xin bão lãnh thân nhân sang chăm sóc trước hết phải làm hồ sơ xin giám định sức khỏe từ các cơ quan y tế địa phương. Mục đích của sự giám định này là xem thử người bệnh có đủ tiêu chuẩn để xin các dịch vụ chăm sóc của chính phủ hay không.

Sau khi nhận hồ sơ, một nhân viên giám định sẽ đến tận nhà để thăm người bệnh và đánh giá xem thử người bệnh có thật sự cần có người chăm sóc hay không, và cần những dịch vụ nào. Sau đó người này sẽ gửi cho người bệnh một kết quả giám định trong đó có ghi những dịch vụ chăm sóc mà người bệnh được quyền hưởng.

Khi nhận được kết quả này, người bệnh phải tự mình tìm kiếm và tiếp xúc với những dịch vụ chăm sóc, trình kết quả nói trên, và xin được hưởng các dịch vụ đó. Thông thường chỉ khi nào tất cả các cơ quan chính phủ và dịch vụ cộng đồng gửi thư thông báo là họ không có đủ khả năng cung cấp mọi dịch vụ mà người bệnh được hưởng thì lúc đó hồ sơ xin bảo lãnh thân nhân mới được xem xét.

Ngoài ra người bệnh cũng cần phải chứng minh là họ không có đủ khả năng tài chính để trả cho các dịch vụ chăm sóc từ các cơ quan tư nhân.

Nếu bộ di trú thấy có bất cứ bằng chứng nào người bệnh vì lý do này hay lý do khác khước từ những dịch vụ mà họ được hưởng, hay đã không làm hết sức mình để tìm kiếm các dịch vụ này, thì hồ sơ xin bảo lãnh cũng có thể bị từ chối.

Từ kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy rằng những trường hợp cha mẹ tại Úc đơn chiếc, không có khả năng chăm sóc cho những đứa con bị các bệnh như Autism, Aspergher, bệnh Down, bệnh tâm thần hay các trường hợp tàn phế khác, cũng có thể xin bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang chăm sóc cho những đứa trẻ không may nói trên.

Điều cuối cùng cần lưu ý là visa 116 và 836 hàng năm có số lượng giới hạn và thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi có visa có thể kéo dài đến ba hay bốn năm. Thậm chí khi hồ sơ đã được chấp thuận, người xin visa cũng phải xếp hàng theo thứ tự cho đến khi có một visa sẵn sàng cho họ. 

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...