Home Cộng Đồng ‘Ngọn đuốc’ ở Mỹ, ‘dòng sông’ ở Đức
Cộng Đồng

‘Ngọn đuốc’ ở Mỹ, ‘dòng sông’ ở Đức

This handout photo obtained July 18, 2021 courtesy of the US Forest Service shows a firefighter and rig during night operations on the night of July 17 and early morning of July 18, 2021 at the Bootleg Fire, near Klamath Falls, Oregon. - With wildfires in the drought-hit western United States and Canada continuing to scorch vast areas, firefighting resources are being severely stretched, authorities said on July 17, 2021. More than 2,100 firefighters were again struggling to contain the vast Bootleg Fire raging in southern Oregon, near the border with California. Some were forced to retreat as the fire spread amid the fourth intense heatwave of the summer. (Photo by Handout / US Forest Service / AFP) / RESTRICTED TO EDITORIAL USE - MANDATORY CREDIT "AFP PHOTO /US FOREST SERVICE/HANDOUT " - NO MARKETING - NO ADVERTISING CAMPAIGNS - DISTRIBUTED AS A SERVICE TO CLIENTS

Hàng loạt bất thường đang xảy ra trên thế giới. Nắng nóng kỳ lạ xuất hiện vào cuối tháng 6 ở Bắc Mỹ – vốn nổi tiếng với khí hậu mát lạnh, trong khi mưa trái mùa ở châu Âu với lượng chưa từng thấy trong tháng 7.

Điều đó cho thấy hiện tượng thời tiết cực đoan không chỉ tấn công các nước nghèo và đang phát triển. Chính các nước giàu cũng đang là nạn nhân và có vẻ như chưa lường trước được hậu quả của biến đổi khí hậu.

Những cực đoan đối lập của khí hậu, nơi khô hạn khiến những cánh rừng ở Mỹ thành ngọn đuốc – Ảnh: AFP

Ai là thủ phạm?

Khi nhiệt độ bên ngoài lên đến 49,6oC ở thị trấn Lytton, tỉnh bang British Columbia (Canada), nơi này đã lặng lẽ tạo điều kiện cho một trận cháy rừng. Vài ngày sau, ngày 30-6, phần lớn thị trấn bị thiêu rụi.

Tại Mỹ, từ bang Washington đến bang Oregon, nhiệt độ nóng kết hợp cùng hơi nóng máy lạnh khiến điện lưới quá tải, làm hàng chục ngàn người mất điện. Thống kê ngày 9-7 cho thấy có 116 người chết ở Oregon và 78 người chết ở Washington sau đợt nắng nóng bất thường.

Theo báo Washigton Post, một đợt nắng nóng khác, đỉnh điểm rơi vào ngày 18 đến 20-7, sẽ khiến khu vực từ nam đến trung Canada, từ bang Washington đến Oregon và các bang Utah, Idaho, Wyoming, Montana, South Dakota, North Dakota (Mỹ) tăng đến 6,6oC so với trung bình. Và đây là sóng nhiệt thứ tư trong vòng 5 tuần qua ở khu vực phía bắc và phía tây nước Mỹ.

Có vẻ như tai ương đang gieo rắc khắp toàn cầu. Đức, Bỉ và các nước châu Âu khác như Hà Lan, Áo, Thụy Sĩ cũng đang khắc phục hậu quả của lũ lụt lịch sử mà nói như Thủ tướng Merkel là “không có từ nào trong tiếng Đức có thể mô tả thiệt hại lần này”.

Hàng tỉ USD sẽ phải chi ra để sửa sang cầu cống, đường sá nhưng không số tiền nào có thể bù đắp được cho sinh mệnh của 188 người châu Âu đã chết đột ngột do mưa lũ bất thường.

Biến đổi khí hậu làm các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, mưa to, khô hạn, lũ lụt lịch sử… xuất hiện thường xuyên hơn, dữ dội hơn.

Theo một phân tích nhanh về mối liên hệ giữa thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu của nhóm World Weather Attribution – một nhóm các nhà khoa học về khí hậu hàng đầu thế giới, Bắc Mỹ gần như sẽ không phải chịu đợt nắng nóng vừa qua nếu không có biến đổi khí hậu.

Trong khi giới khoa học dễ dàng khẳng định nắng nóng bất thường ở Bắc Mỹ có liên quan đến biến đổi khí hậu thì hiện tượng mưa lũ ở châu Âu lại không dễ lý giải.

Theo báo Euronews, phải cần nhiều tuần để các nhà nghiên cứu phân tích trước khi đưa ra kết luận, dù nhiều lãnh đạo châu Âu đã cho rằng biến đổi khí hậu thúc đẩy gây ra đợt lũ lụt kinh hoàng vừa qua.

Ngọn đuốc ở Mỹ, dòng sông ở Đức - Ảnh 2.

Mưa lũ khiến đường ở Đức thành sông – Ảnh: AFP

Tác động trực diện

Hiện nay Trái đất đã nóng hơn thời kỳ tiền công nghiệp 1,2oC và đang trên đà tăng lên 1,5 – 2oC nếu không có các hành động cắt giảm nhiệt điện than, chuyển sang dùng năng lượng sạch, giảm phát thải khí CO2 qua các hoạt động sản xuất công nghiệp thiếu bền vững.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) còn cho rằng nhiệt độ Trái đất có thể tăng 1,5oC chỉ trong vòng 5 năm tới.

Nhiệt độ càng tăng càng làm băng tan nhiều hơn, nước biển dâng cao hơn, sóng nhiệt và thời tiết khắc nghiệt khác diễn ra thường xuyên hơn, tác động nhiều hơn đến an ninh lương thực, sức khỏe, môi trường và sự phát triển bền vững khiến chúng ta càng quay cuồng hơn.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang khiến nhiều người trên thế giới phải lo những thứ sát sườn hơn như bữa ăn, sinh kế, sức khỏe, nói đến biến đổi khí hậu có lẽ hơi xa xôi.

Nhưng đặt mình vào hoàn cảnh những người vừa bị mất người thân do sốc nhiệt hay lũ lụt ở châu Âu, tác động của biến đổi khí hậu không còn xa xôi nữa vì nó cũng liên quan trực diện đến bữa ăn, sinh kế, mái nhà và sức khỏe của chúng ta.

Hành động, mà còn phải hành động “nhanh hơn”, là điều Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi. Bà Merkel cho biết đã sốc trước sự tàn phá ngoài sức tưởng tượng do lũ lụt gây ra.

Trong số các nền kinh tế lớn, Liên minh châu Âu, cụ thể là Ủy ban châu Âu (EC), tuần trước đã giới thiệu lộ trình thay đổi đầy tham vọng là đề xuất luật cấm bán ôtô chạy bằng xăng và dầu vào năm 2035, yêu cầu hầu hết các ngành công nghiệp phải trả phí cho lượng khí thải họ tạo ra và đáng kể nhất là áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước có chính sách khí hậu lỏng lẻo. Quyết định có “chữa bệnh” cho Trái đất hay không thuộc về chúng ta.

Theo Báo Tuổi trẻ

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *