Home Tin Nước Úc Úc: Thói quen “mua trước trả sau” của giới trẻ đội sổ nợ lên con số 1 tỷ đô la
Tin Nước Úc

Úc: Thói quen “mua trước trả sau” của giới trẻ đội sổ nợ lên con số 1 tỷ đô la

Khác với thế hệ ông bà cha mẹ trước đây chắt chiu 10 đồng mới dám chi tiêu 1 đồng, giới trẻ đang tận hưởng những tiện ích của dịch vụ “mua trước trả sau”, dù chẳng có tiền trong túi vẫn có thể mua sắm thỏa thích.

Người tiêu dùng ở thế hệ trẻ hiện tại đang ‘đội sổ nợ’ lên đến gần 1 tỷ Úc kim chỉ vì thói quen ‘mua trước trả sau’. Thói quen chi tiền vô tội vạ này có chiều hướng gia tăng đáng kể, vốn dĩ được hỗ trợ bởi những công ty như Afterpay hay zipPay.

Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) đã tiến hành xem xét và đánh giá tình hình, trong đó các dữ liệu đã cho thấy số người dùng các hệ thống mua trước trả sau này đã tăng gấp 5 lần chỉ trong vòng 2 năm qua, từ 400,000 trong năm 2015/16 đến 2 triệu trong năm 2017/18.

Con số giao dịch cũng đã nhảy vọt lên từ 50,000 trong khoảng tháng 4 năm 2016 lên đến 1.9 triệu vào tháng 6 năm 2018. Trong đó có đến hơn 903 triệu đô la số nợ chưa được hoàn trả tính đến cuối năm tài chính 2018.

Ủy viên của ASIC Danielle Press đã cho biết 60% người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mua trước trả sau rơi vào độ tuổi từ 18 – 34, trong đó 40% có mức lương dưới $40,000.

“Mặc dù những thông tin mà chúng tôi tìm thấy đã chỉ ra được người tiêu dùng đang tận hưởng những điều khoản từ dịch vụ mua trước trả sau này, và thậm chí là còn lên kế hoạch tiếp tục sử dụng, nhưng những rủi ro cao mà họ có thể đối mặt là hoàn toàn có khả năng xảy ra,” bà nói

E-commerce

“Chúng tôi tìm thấy những thỏa thuận trong dịch vụ  mua trước trả sau có thể đẩy người tiêu dùng vào thói quen chi trả vượt khả năng tài chính, cũng như họ đều phải chịu mức phí cho việc trả chậm.”

ASIC cho biết rằng có 1 trong 6 người dùng hoặc chi tiêu quá mức, trì hoãn việc thanh toán, hoặc nợ chồng nợ chỉ vì hình thức mua trước thanh toán sau, trong đó có khoảng 50% người dùng cho biết họ đang chi tiêu nhiều hơn trước.

“Hầu  hết người tiêu dùng tin rằng những thỏa thuận thanh toán sau này cho phép họ mua sắm những thứ đắt tiền hơn so với khả năng của họ và chi tiêu nhiều hơn bình thường,” ASIC đã đề cập đến việc này trong một thông cáo.

“Nhà cung cấp dịch vụ cũng sử dụng những kĩ thuật có liên quan đến hành vi người tiêu dùng nhằm thúc đẩy người dùng ra quyết định mua sắm  nhanh hơn, bỏ qua giai đoạn cân nhắc về giá cả.”

Hình thức mua trước thanh toán sau này vốn đã được sử dụng từ rất lâu, với mục đích ban đầu là để giải quyết vấn đề tài chính đối với những quá trình mua bán có giá trị cao như là những sản phẩm về hệ thống năng lượng mặt trời, những dịch vụ y tế, du lịch và các thiết bị điện tử. Thế nhưng hiện tại nó cũng hoàn toàn dễ dàng tiếp cận hằng ngày khi các cửa hàng bán lẻ như Big W hay Target, Harris Scarfe và Kmart đều cho phép người tiêu dùng chi trả theo hình thức này.

Danh sách những công ty cung cấp dịch vụ mua trước trả sau này cũng được ASIC kiểm tra qua, trong đó có Afterpay, zipPay, Certegy Ezi-Pay và Oxipay vốn đều là một phần của tập đoàn Flexi vốn có mặt trên sàn chứng khoán ASX.

BrightePay và Openpay cũng được đưa vào danh sách theo dõi.

ASIC cho biết họ sẽ tiếp tục giám sát việc thực hành các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời xem xét các thay đổi trong dịch vụ mua trước trả sau được cung cấp bởi các công ty kể trên.

Vào tháng trước, chính phủ Liên bang đã ban hành các dự thảo luật, cho phép ASIC gây áp lực lên các nhà cung cấp dịch vụ mua trước trả sau này, nếu họ tin rằng có rủi ro ‘gây thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng.”

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...