Home Bí ẩn Những sự cố mất điện ở các sân bay lớn trên thế giới
Bí ẩn

Những sự cố mất điện ở các sân bay lớn trên thế giới

Các sân bay tiếng tăm ở Mỹ, Canada, Úc cũng từng chịu cảnh này. Và ngay với Việt Nam, sự cố về điện ở sân bay cũng đã không còn là “chuyện xứ người” nữa. 

Ngày 27/3/2015, sân bay Schiphol ở thủ đô Amsterdam của Hà Lan, sân bay lớn thứ 4 ở châu Âu bị mất điện trong 5 giờ đồng hồ do sự cố điện lưới của thành phố, làm tổn thất hàng chục triệu USD cho hành khách và các hãng hàng không.
Các sân bay tiếng tăm ở Mỹ, Canada, Úc cũng từng chịu cảnh này. Và ngay với Việt Nam, sự cố về điện ở sân bay cũng đã không còn là “chuyện xứ người” nữa. 
Ngày 20/11/2014, sự cố mất điện ở đài kiểm soát không lưu sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) trong 35 phút ảnh hưởng đến 92 chuyến bay đi, đến và trong vùng thông báo bay của TP.HCM (FIR HCM)…
Làm sao giảm rủi ro sân bay… mất điện?

Góp phần đảm bảo an ninh điện hàng không cho Singapore Changi Airport là Schneider Electric, doanh nghiệp được xem là “người khổng lồ” trong ngành thiết bị điện và năng lượng.

Nguy cơ khó lường
Nếu hệ thống điều hành của sân bay gặp sự cố, thiệt hại sẽ không thể nào đo lường khi hàng trăm ngàn người cùng những kế hoạch, hợp đồng kinh doanh sẽ bị kẹt cứng.
An ninh về điện ở đài kiểm soát không lưu bị đe dọa gây ra rủi ro lớn cho nhiều phía. Các máy bay không thể hạ cánh và cất cánh được. Những máy bay không hạ cánh được sẽ phải bay lòng vòng để chờ, hoặc chuyển hướng bay, hay phải chuyển sang đỗ tạm ở sân bay khác, tốn chi phí về nhiên liệu và dịch vụ. 
Trong khi đó, chi phí cho mỗi giờ bay lên tới 9.000 USD tùy theo kích cỡ từng loại máy bay. Những máy bay không cất cánh được sẽ bị hoãn chuyến, nhiều chuyến bị hoãn sẽ bị dồn ứ lại vào các giờ sau đó. Hành khách lỡ việc, lỡ chuyến bay kế tiếp đã xếp lịch…
Các sự cố về điện còn có thể dẫn đến tình trạng rối, nhiễu hệ thống cho khu vực quầy đăng ký bay, kiểm tra hành lý, băng tải hành lý, khu chờ bay, bãi đậu xe, hệ thống IT và nhiều phòng ban chức năng khác. 
Năm 2011, sân bay quốc tế Sydney ở Úc gặp sự cố mất điện trong chưa đầy một giờ đồng hồ, nhưng phải mất đến nửa ngày làm việc với công suất tối đa, họ mới giải quyết được hàng dài người chờ đợi ở các quầy đăng ký bay, khu làm thủ tục hải quan…
Nền tảng nguồn điện
Với đặc thù hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày/7ngày trong tuần/365 ngày trong năm, sân bay chắc chắn phải là nơi mọi thứ cần vận hành trơn tru và an toàn. 
Quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) nêu rõ: thời gian thay đổi nguồn điện chiếu sáng đường băng phải thấp hơn một giây; nếu thay đổi từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khẩn cấp thì thời gian đó thấp hơn 0,5 giây. 
Bảo vệ nguồn điện ở sân bay chính là bảo vệ sự an toàn cho các chuyến bay, bắt đầu từ việc đảm bảo hiệu suất hoạt động tối đa cho các thiết bị điện, giảm thiểu lượng khí thải CO2 cũng như duy trì khả năng vận hành liên tục, linh hoạt của các trung tâm dữ liệu vốn được xem là hệ xương sống của các sân bay. 
Đây chính là chiến lược mà APC (một thương hiệu thành viên của tập đoàn Schneider Electric) – một trong những doanh nghiệp có tiếng trong việc sản xuất hệ thống UPS – cải tiến, đầu tư mỗi năm. Nhờ hiểu rõ “hệ sinh thái” của một sân bay, để không chỉ đưa ra các giải pháp bảo vệ nguồn, an ninh, tiết kiệm mà còn là các giải pháp giúp nâng cao nghiệp vụ trong sân bay, Schneider Electric sở hữu một danh sách các đối tác ngày càng lớn trên toàn cầu.
Một trong những đối tác của Schneider Electric là sân bay Singapore Changi. Năm 2015, Changi lần thứ ba liên tiếp được trao giải sân bay tốt nhất thế giới, dựa trên khảo sát của Skytrax tại 112 quốc gia, nhờ những cải tổ ưu việt trong phục vụ hành khách, và an ninh điện hàng không là nền tảng cho mọi sự ưu việt đó.
Cũng trong năm 2015, giải pháp UPS 3-pha với những cải tiến công nghệ lớn mang tên Galaxy VM của Schneider Electric đã tạo được tiếng vang lớn, hiệu suất hoạt động lên đến 99%. 
Việc Schneider Electric tích hợp chế độ vận hành ECOnversion được xem là bước đột phá cho các sản phẩm cùng phân khúc, cho phép cung cấp nguồn điện dự phòng ổn định và đáng tin cậy, đồng thời tránh được tình trạng quá tải của các trung tâm dữ liệu hay hệ thống điện trực thuộc, hỗ trợ các sân bay xây dựng nền tảng đảm bảo an toàn để phục vụ hành khách.

Related Articles

Chuyện gì đang xảy ra ở New Zealand vậy?

Bão Gabrielle quét qua đảo Bắc ở New Zealand đã khiến hạ...

Bí mật hơn 100 năm tuổi: Điều gì được giấu trong chai bia ở ga Michigan?

Hai công nhân tên là Lukas Nielsen và Leo Kimble đã phát...

Câu chuyện thương tâm về 3 phi hành gia duy nhất đã hi sinh ngoài vũ trụ

Năm 1971, ba nhà du hành vũ trụ người Nga đã phá...

Tìm hiểu về ngôi làng bánh quy gừng biến mất ở Úc

Những lý do đằng sau sự biến mất của làng bánh quy...