Home Tin Nước Úc Úc: Cá chết hàng loạt trên sông ở New South Wales khiến nông dân lo ngại
Tin Nước Úc

Úc: Cá chết hàng loạt trên sông ở New South Wales khiến nông dân lo ngại

cof

Một loại tảo xanh lam độc hại cướp đi lượng oxy trong nước có thể đã giết chết hàng triệu con cá trên sông Darling trong tuần này.

Đây là vụ thứ hai xảy ra trong một tháng tại vùng Meridee thuộc tiểu bang New South Wales.

Trong một đoạn video được đăng trên Facebook đã được 1,5 triệu người theo dõi, hai nông dân là ông Rob McBride và Dick Arnold đứng cạnh bờ sông Darling, khúc gần Menindee khi một trong hai người cho biết ông cảm thấy như đứt ruột.

“Đây là một thảm trạng hết sức tệ hại và có lẽ đó là điều tệ hại nhất mà tôi chứng kiến trong đời”.

“Việc nầy chẳng dính líu chi đến nạn hạn hán, mà đó là một thảm kịch do con người tạo nên rồi mang đến cho quí vị, do chính phủ New South Wales và chính phủ liên bang”, Rob McBride.

Đứng trong dòng sông màu xanh với mực nước lên đến đầu gối, tay vớt một con cá thu chết, hai nông dân đưa ra những lời kêu gọi tha thiết và đã lan truyền nhanh chóng đến mọi người, khi họ cho rằng chính sách quản lý về nước của chính phủ đã sai lầm.

Sự kiện nầy hiện được chính phủ New South Wales tranh cãi.

Trong cuốn băng video, ông Arnold cho thấy trong dòng nước đục ngầu, nổi lên xác cá chết vì bị ngộp thở.

“Đây là đất Úc, người ta thường nói tình trạng tệ hại ở thế giới thứ ba, chứ chúng ta nay không phải ở một thế giới thứ tư hay thứ năm gì cả, Chúa ơi, nó khiến tôi muốn khóc lên được”.

Được biết con sông Darling là con sông dài thứ ba ở Úc, đo được 1,472 kí lô mét , từ nguồn ở phía bắc New South Wales hợp lưu với sông Murray tại Wentworth cũng thuộc New South Wales, trở thành phụ lưu dài nhất đến 2,844 kí lô mét và trở thành hệ thống sông ngòi dải nhất tại Úc.

Sông Darling cũng là một thủy lộ nổi tiếng nhất qua các vùng nông thôn của nước Úc, thế nhưng con sông hiện bị cạn kiệt do việc lấy nước quá mức, bị ô nhiễm do dư lượng thuốc trừ sâu đổ xuống sông và nạn hạn hán kéo dài.

Trong nhiều năm qua, con sông hầu như cạn hẳn, nên độ mặn trong nước sông gia tăng và chất lượng nước bị kém cỏi.

Năm 2010, do có nhiều mưa nên dòng chảy của con sông khá hơn, thế nhưng tình trạng của dòng sông hoàn toàn tùy thuộc vào việc quản lý nguồn nước trong dài hạn.

Bộ Môi trường và Năng lượng liên bang cho rằng, các điều kiện khô hạn trong khu vực đã ảnh hưởng đến nhiệt độ nước trong con sông và nẩy sinh các loại tảo khác nhau.

Một phát ngôn nhân của bộ cho rằng, chỉ có mưa mới có thể tẩy sạch con sông, thế nhưng điều nầy bị hai nông dân Arnold và McBride cùng với Viện Úc châu tranh cãi.

“Kế hoạch cho vùng châu thổ sông Murray-Darling trị giá 13 tỷ đô la, hiện thất bại. Đây là một thảm họa môi trường có thể ngăn tránh được”.

“Rất khó cho tôi để bình luận gì về chính sách cuả chính phủ, thế nhưng quí vị muốn thấy được dòng chảy của con sông luôn tiếp diễn, để có thể tẩy rửa được cả hệ thống”, một chuyên gia của CSIRO.

Chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện là Maryanne Slattery cho rằng, mặc dù chính phủ đổ lỗi cho hạn hán khiến cho cá chết, ngay cả những con cá tuyết cod sống hơn 80 năm vẫn sống qua vài mùa hạn hán, cũng như giữa các loại tảo trong quá khứ.

Còn Thượng nghị sĩ Nam Úc là ông Rex Patrick đồng ý và cho rằng, việc nầy là do chính phủ liên bang và chính phủ New South Wales chẳng làm gì cả.

“Con sông Darling sẽ đi vào cơn hấp hối và các chính phủ đều ngủ mê cả rồi, ngủ ngay tại bánh xe của xe cứu thương”.

Ông đề nghị chính phủ liên bang và tiểu bang, nên xả nước từ các đập gần đó xuống sông, để đáp ứng nhu cầu căn bản của con người và gia súc.

Ông cũng cho rằng, các cơn bão và thời tiết ẩm thấp đặc biệt tại Queensland, sẽ giúp cho dòng nước chảy mạnh hơn, qua đập Menindee và xuống con sông Darling.

“Chúng ta không tạo ra mưa, tôi không thể làm cho nước đầy con sông, nếu trời không mưa”.

Trong khi đó, Hội đồng Dẫn Thủy Nhập Điền New South Wales, một tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho những người xử dụng nước sông, nhấn mạnh rằng ‘nước sông không phải có sẵn đó cho mọi người’.

Còn tổ chức nghiên cứu khoa học Úc là CSIRO cho rằng, gia tăng các luật lệ về con sông và giới hạn dòng chảy trong những thập niên vừa qua, khiến cho các loại tảo nở rộ trong vùng châu thổ sông Darling – Murray.

Một chuyên gia của tổ chức không nêu lên cho biết.

“Rất khó cho tôi để bình luận gì về chính sách cuả chính phủ, thế nhưng quí vị muốn thấy được dòng chảy của con sông luôn tiếp diễn, để có thể tẩy rửa được cả hệ thống”, một chuyên gia của CSIRO.

Con sông Darling hiện tại với hàng triệu cá chết, đặt ra nhiều vấn đề cho chính phủ tiểu bang lẫn liên bang, trong việc trước mắt là dọn sạch cá chết khỏi con sông, sau đó mới tính đến việc cứu con sông khỏi bị cạn kiệt do việc lấy nước quá mức, cũng như có kế hoạch diệt các loài tảo độc hại trên sông.

Theo SBS Vietnamese

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...