Home Tin Nước Úc Visa Úc Di trú: Các chiêu siêu lừa đảo “mùi mẫn”
Visa Úc

Di trú: Các chiêu siêu lừa đảo “mùi mẫn”

Hồ sơ rò rỉ: Sắp có thay đổi lớn trong chính sách di trú?

Ngoài các lý do khách quan khi một người bị từ chối visa vào Úc như điều kiện thân nhân, chứng minh tài chính, v.v… thì còn một lý do khác mà nhiều người còn gặp phải đó là bị các dịch vụ Di Trú lừa gạt, dẫn đến hồ sơ của họ không hợp lệ và chắc chắn cũng sẽ không được xét duyệt thị thực.

Khi một người xa xứ được sinh sống tại một quốc gia đẹp như Úc và với một nền kinh tế ổn định hàng đầu thế giới, thu nhập và phúc lợi xã hội siêu tốt, tiêu chuẩn của cuộc sống cũng được nâng cao. Bởi vậy, các Việt Kiều Úc hầu hết ai cũng sẽ làm mọi cách để làm sao tìm một con đường nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất và khả năng chắc chắn nhất để cho thân nhân của mình cũng được định cư tại Úc… Nhưng liệu có phải lúc nào cũng được như ý muốn không?

Ngoài các lý do khách quan khi một người bị từ chối visa vào Úc như điều kiện thân nhân, chứng minh tài chính, tiền án tiền sự, sức khỏe không phù hợp v.v… thì còn một lý do khác mà nhiều người còn gặp phải đó là bị các dịch vụ Di Trú lừa gạt, dẫn đến hồ sơ của họ không hợp lệ và chắc chắn cũng sẽ không được xét duyệt thị thực.

 

Kỳ này, Tạ Quang Huy sẽ phân tích cho độc giả những chiêu thường được sử dụng với ý đồ lừa đảo của một số cá nhân cũng như tổ chức trung gian về Di Trú. Dưới đây là một số ví dụ mà độc giả nên cảnh giác cao.

Các chiêu siêu lừa đảo của di trú

Có tay chân trong Bộ Di Trú

Anh A có quen người trong Bộ Di Trú với chức cao. Anh A có thể đảm bảo hồ sơ sẽ được chấp nhận và được cấp visa.
Tạ Quang Huy khẳng định rằng không có bất cứ ai có thể làm được việc này. Độc giả không nên mềm lòng với lời hứa của những cá nhân hoặc tổ chức có mục đích kinh doanh lừa đảo này. Luật di trú có nền tảng khá phức tạp. Kể cả những người đã và đang làm việc với Bộ Di Trú chưa chắc đã hoàn toàn hiểu cả hệ thống luật di trú. 

Cách làm việc của Bộ Di Trú là cả một hệ thống chứ không phải một người. Và nhất là ở một nước có hệ thống pháp luật văn minh như Úc, hầu như không có chuyện một người có thể chi phối công việc theo “cảm tính” nhất là những lĩnh vực nhạy cảm như Di Trú. Khi cấp visa, người quyết định cấp visa cũng phải dựa theo luật di trú đã được định. Tâm lý của những người tuyệt vọng về khả năng xin định cư tại Úc rằng luôn có cơ hội như vậy nên kể cả phải bán cả tài sản của mình cũng phải làm, và lúc đó bạn chỉ trở thành miếng mồi ngon cho các cá nhân hay tổ chức lừa đảo đó.

Đã được cấp Medicare, được đi làm là đã ổn định…

Một số trường hợp gần đây có tới văn phòng của Tạ Quang Huy than phiền về một số dịch vụ có hứa với những người sống bất hợp pháp (ở lậu, trốn ở lại quá thời hạn visa) hoặc du học sinh rằng khi trả cho họ một số tiền là $60,000 thì sẽ được định cư.

Một số du học sinh cũng như người sống bất hợp pháp này cũng chẳng còn gì để mất và cũng sẵn sàng liên lạc cho người nhà tại Việt Nam thế chấp hoặc thậm chí bán cả tài sản đi để mà chạy tiền cho những con người với đầy hứa hẹn này. 

Khi hồ sơ được nộp với Bộ Di Trú thì những gã lừa đảo này thường chỉ đứng đằng sau và cũng chẳng bao giờ có ghi tên hoặc số đại diện di trú, bởi họ đâu có đăng ký với Bộ Di Trú đâu mà có số. Một thời gian ngắn sau, những người xin visa có thể cũng xin được Medicare và thậm chí xin được đi làm và họ nghĩ rằng đã được ổn định cuộc sống…đâu ngờ cơn ác mộng chỉ được mới bắt đầu. Lúc này thì tiền cũng trả đủ cho ‘luật sư dởm’ rồi nhưng hồ sơ vẫn đang chờ xét duyệt…theo diện tỵ nạn với hy vọng thành công hầu như không có.

Sau khi tới Úc sẽ được định cư

Một cặp vợ chồng với hai người con vị thành niên đã bán cả gia tài bên Việt Nam đã được dành dụm mười mấy năm bởi Anh B là Việt Kiều Úc về Việt Nam quảng cáo là người có công việc ổn định ở “bển” và với móc mối “khủng” với Bộ Di Trú nên chắc chắn sẽ lo được cho mọi thủ tục qua Úc. Đi với anh B là một số người bạn gốc Úc để tạo niềm tin là người này người kia…với tầm quan trọng cao nhưng thực chất danh tính của họ đều mờ ảo, nhưng không phải ai cũng có thể đi điều tra hay tìm hiểu ra ngọn ngành được.

Khi được cấp visa theo diện 457, họ được hứa rằng khi qua tới Úc sẽ được định cư. Loại Visa 457 thuộc loại visa cho phép làm việc với thời hạn là 4 năm. Một số đối tượng lừa đảo không biết là vốn tiếng Việt kém hay cố tình gọi loại visa này là “Di Dân Tay Nghề”. Khi người Việt Nam nghe thấy di dân, họ sẽ cho rằng đó chính là visa định cư chứ không phải hiểu được đó chỉ là diện đi lao động/làm việc tại Úc. 

 

Hối lộ là xong..

Các chiêu siêu lừa đảo của di trú visa úc

Anh C nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ của mình. Sau khi phỏng vấn, thấy không ổn. Anh D nói với anh C rằng có người quen làm việc trong Bộ Di Trú và nếu trả vài ngàn Đô thì sẽ được cấp visa liền.

Đây cũng là một chiêu lừa đảo khá phổ biến và đích thân Tạ Quang Huy cũng được nghe mòn cả tai rồi. Thậm chí có những người khi làm được visa cho khách rồi, cầm trong tay rồi nhưng nói với khách rằng tình trạng hiện tại không ổn, nên trả vài ngàn đô để lo lót cho thuận lợi hơn nữa. Tâm lý của một người trong hoàn cảnh ‘bó tay’ hoặc đã lỡ “phóng lao theo lao” thì chắc chắn họ làm theo thì cũng là điều dễ hiểu.

Điều độc giả nên cân nhắc rằng khi nào mà nghe thấy các quảng cáo ‘dễ quá’ hoặc “chắn chắn đậu visa” thì quý vị phải cân nhắc lại. Những hình thức kiếm tiền nhanh của kẻ lừa đảo nêu trên không bao giờ họ nghĩ tới hai chữ lương tâm. Bởi vậy với tâm lý muốn lấy visa bằng mọi giá, nhiều người khi biết ra mình đã bị dính quả lừa rồi thì đã quá muộn. 

Mục đích của bài viết này, Tạ Quang Huy không có tính chất chỉ trích tới bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Bài viết này hoàn toàn nhằm mục đích giúp đỡ và nhắc nhở cho độc giả đề cao cảnh giác để tránh bị lừa mà tiền mất tật mang.

Khi chọn đối tượng để trợ giúp di trú, quý vị nên lựa chọn các dịch vụ có đăng ký với Bộ Di Trú (luôn có số Đại diện Di Trú hợp pháp của Bộ Di Trú cấp). Nếu tốt hơn, quý vị nên chọn chuyên ngành, ví dụ như có nhu cầu về du học thì nên chọn các tổ chức chuyên về du học hoặc nếu hôn thê thì chọn các dịch vụ chuyên về hôn thê, v.v…

Ngoài ra, nếu quý vị cảm thấy mình đã bị lừa, quý vị có thể liên lạc cho Cảnh Sát. Với những bằng chứng, giấy tờ giao nhận tiền hoặc các nội dung trao đổi đầy đủ. Cơ hội Cảnh sát giúp quý vị tìm ra những kẻ lừa đảo này cũng rất cao. 

>>> Các Tin Liên Quan đến xin VISA – cư trú ở Úc:

Tạ Quang Huy – Đại Diện Di Trú Úc Châu 

Related Articles

Làm sao để gia hạn hay làm mới passport Úc nhanh hơn?

Biên giới quốc tế mở rộng cửa, các hạn chế biên giới...

Kêu gọi cấp visa cho người nước ngoài vào Úc để làm nghề chăm sóc người cao niên

Những người trong ngành đã lên tiếng về tình trạng thiếu nhân...

Úc miễn lệ phí visa cho du học sinh và người lao động kết hợp kỳ nghỉ

Thủ tướng Scott Morrison đã kêu gọi sinh viên quốc tế và...

Làm thế nào để xin visa và giấy miễn trừ cho cha mẹ đến Úc?

Cha mẹ của công dân và thường trú nhân giờ đây có...