Home Tin Nước Úc Nỗi niềm ở Úc: Tiền gởi trẻ nhiều hơn tiền mẹ làm
Tin Nước Úc

Nỗi niềm ở Úc: Tiền gởi trẻ nhiều hơn tiền mẹ làm

kid boy and mother playing together with cup toys

Tin Úc – Một số phụ huynh Úc nói rằng gởi con đi làm thì tiền nhà trẻ bằng với tiền lương của họ và điều này khiến họ đắn đo với việc đi làm hay ở nhà giữ con. Hiện đang có những lời kêu gọi kiểm tra lại toàn bộ hệ thống trợ giá tiền gởi trẻ (childcare subsidy) để giúp các bậc phụ huynh không phải móc thêm tiền túi trả tiền gởi con trong những giờ làm thêm của họ.

Một báo cáo vừa được công bố do công ty kế toán KPMG hợp tác với nhóm Các Nữ Tổng Giám Đốc in (Chief Executive Women) ước đoán cho thấy những lợi ích kinh tế chung sẽ vượt trội hơn rât nhiều so với cái chi phí bỏ ra cho sự thay đổi.

Công ty kế toán KPMG đang có những đề nghị thay đổi việctrợ giá tiền gởi trẻ cho các bậc phụ huynh trong đó loại bỏ đi những điều khoản không có tính khuyến khích về tài chánh.

Trong lần thay đổi năm ngoái, hệ thống tài trợ hay khấu trừ tiền gởi trẻ đưa ra một mức thanh toán dựa trên số thu nhập và số giờ làm việc của cha mẹ.

Một số phụ huynh nói rằng gởi con đi làm thì tiển nhà trẻ bằng với tiền lương của họ và điều này họ đắn đo với việc đi làm hay ở nhà giữ con.

KPMG gọi điều này những chi phí làm thối chí việc trở đi làm việc “workplace disincentive rate”.

Tức là nếu nhà có thêm người đi làm thì thu nhập của họ sẽ bị đóng thuế nhiều, tiền đóng cho bảo hiểm y tế Medicare levy, tiền hỗ trợ hộ gia đình tức family tax benefits bị giảm, trong khi phải móc thêm tiền túi để trả cho tiền giữ trẻ những ngày đi làm thêm.

Lấy ví dụ một người có thu nhập $32,000 một năm và đi làm từ 4 đến 5 ngày một tuần.

KPMG nói rằng họ chỉ kiếm thêm được có $7.58 nếu như tăng thêm số ngày làm việc.

Sasha McSweeney người có hai con tuổi từ 11 tháng đến 4 tuổi nói rằng cô và chồng làm bài toán và nhận thấy nếu cô gởi con để trở lại đi làm thì chẳng được lợi lộc gì về tài chánh trong khi con mình thì phải giao cho người khác trông giúp.

“Đối với gia đình chúng tôi thì nếu như tôi không có một cơ sở làm ăn và tự làm cho mình thì không chắc là tôi sẽ gởi hai con mình đi nhà trẻ để quay trở lại làm việc, bởi vì tiền giữ trẻ so với việc tiền kiếm được thì thật thà ở nhà giữ con còn hơn. Hệ thống hiện nay, nói thật là nó không khuyến khích các bà mẹ gởi con để quay trở lại làm việc.”

Cô nói rằng cô quyết định làm cho mình tại nhà và thuê một người giúp việc hai ngày một tuần hơn là đeo đuổi trông chờ vào tiền hỗ trợ giữ trẻ của chính phủ (government-susbsidised childcare).

“Điều đó có nghĩa là gì? Ví dụ, nếu chúng tôi có một đứa trẻ trong hệ thống chăm sóc gia đình – family day care, và chúng tôi trả mười đô la một giờ, chúng tôi chỉ có thể nhận nhiều nhất là Năm đô la trở lại. Vì vậy, việc gởi con ba ngày đi nhà trẻ đã khiến chúng tôi phải trả hơn một ngàn đô la mỗi tháng. Còn nếu mà gởi hai đứa trẻ cùng đi nhà trẻ thì quả là điều không khả thi. Tính ra tiền gởi con để mẹ quay lại làm việc so với tiền lương lãnh ra thì thật chẳng còn lại bao nhiêu. Do vậy mà bạn phải suy nghĩ rất lâu để quyết định đi làm lại phải tính thiệt hơn đủ điều giữa việc mẹ đi làm và việc gởi con .”

Tổ Chức Các Nữ Tổng Giám đốc là một nhóm đại diện cho hơn 550 các nữ cao cấp nhất của Úc đã hợp tác cùng với KPMG để làm một cuộc khảo sát và cho ra báo cáo này.

Chủ tịch Tổ chức là Sue Morphet nói rằng sự bât lợi về tài chính khiến một số phụ nữ cảm thấy lưỡng lự hơn khi quay lại đi làm và khó khăn hơn trong việc thăng tiến sự nghiệp cho họ.

“Chúng tôi nhận thấy rằng phụ nữ thường chọn các công việc bán thời gian, vì họ nhận thấy không đủ khả năng tài chính để gởi con và quay lại làm việc bốn và năm ngày một tuần. Nếu làm việc bán thời gian họ làm 3 ngày/tuần. Do vậy mà họ thường phải từ chối những vai trò quản lý, từ chối những đề nghị thăng tiến hay cất nhấc. Và khi kết thúc sự nghiệp làm việc của mình thì tiền hưu liễm của phụ nữ tính ra chỉ bằng một nữa của nam giới.”

KPMG đang có những đề xuất thay đổi nhằm giải quyết những bất cập mà theo KPMG tính thì chi phí sửa chửa này sẽ tốn khoản $368 triệu.

KPMG nói phí tổn này sẽ được bù đắp bằng khoản tăng 700 triệu đô la cho Tổng sản phẩm quốc nội vì cha mẹ sẽ không còn phải đối mặt với những thiệt hại tài chính khi chọn làm thêm ngày.

Sue Morphet nói rằng đề xuất này rất đáng để xem xét.

“KPMG đã làm các bài toán để chỉ ra rằng giá trị gia tăng sẽ nhiều gấp đôi chi phí. Điều này rất hay và đáng cho chính phủ xem xét. Hơn nữa, đây không chỉ là tiền mà còn là sự tích lũy. Bởi vì nếu những người có khả năng cao này tham gia lực lượng lao động toàn thời gian như họ muốn, và sự nghiệp của họ sau đó thành công hơn thì rõ ràng là họ làm ra hiệu quả kinh tế tốt hơn, đóng thuế cao hơn và chung quy lại là có lợi cho nền kinh tế của chúng ta.”

>>> Xem ngay: Tìm hiểu về chi phí dịch vụ giữ trẻ ở Úc

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...