Nha Khí tượng nói khả năng cao tới 70% là trong những tháng tới, La Nina sẽ hoành hành tại miền Trung, miền Đông và Bắc Úc. Mưa có thể rơi nhiều trong mùa xuân năm nay, thời tiết sẽ ẩm ướt hơn và có thể gặp lốc xoáy. Còn trước mắt cơ quan này cảnh báo những ngày sắp tới miền Đông Nam nước Úc có thể gặp gió lớn, mưa, mưa đá và tuyết phủ.
Chuyên gia dự báo thời tiết Naomi Benger nói La Nina xảy ra khác nhau tại các vùng khác nhau của Úc.
Trung bộ, Đông bộ và Bắc bộ Úc có thể có mưa to.
Vài khu vực sẽ vui vẻ hứng thêm nhiều nước vì đã bị hạn hán quá lâu, nhưng đồng thời sẽ dẫn đến nguy cơ lũ lụt.’
Hiện tượng La Nina cũng liên quan tới nguy cơ gặp lốc xoáy và nhiệt độ ban ngày bị giảm xuống. Tiến sĩ Benger nói:
‘Trời sẽ nhiều mây hơn và không khí ẩm ướt, khiến nhiệt độ ban ngày hạ xuống thấp hơn mức trung bình thường niên’.
La Nina vốn mang tới điều kiện ẩm ướt, nhưng…
Những ai quan tâm tới các hiện tượng khí hậu có thể nhớ rõ trận La Nina hồi năm 2017. Lúc đó thay vì nó chỉ mang đến những trận mưa trên phạm vi rộng, thì đó lại là sự khởi đầu cho đợt hạn hán kéo dài.
Bà Benger nói bản thân La Nina không kéo dài lâu để những hậu quả của nó gây ra ảnh hưởng lớn lao.
‘Lần xảy ra La Nina quan trọng gần đây nhất là vào năm 2010 – 2011, và đó là hai năm ẩm ướt nhất Úc từng ghi nhận’.
Nhiều người sẽ nhớ rằng vào mùa hè năm đó, Úc đã hứng chịu lũ lụt trên một phạm vi rộng dọc theo bờ biển phía Đông, cũng như Brisbane đã bị một trận lũ tồi tệ nhất kể từ năm 1974.
Vậy năm nay hiện tượng sẽ xảy ra giống năm 2010 – 2011 hay 2017 – 2018?
Tiến sĩ Benger nói thật khó dự đoán, cũng như cảnh báo của Nha Khí tượng cũng không bảo đảm Úc sẽ chạm tới ngưỡng của La Nina trong năm 2020.
‘Vào lúc này khả năng cao tới 70% nhưng thật sự hiện tượng La Nina còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khí hậu khác nữa’.
Các nhân tố khí hậu khác là gì?
Trong vài năm gần đây, các pha dương tính thuộc hiện tượng lưỡng cực tại Ấn Độ Dương IOD bao trùm, khiến miền Đông Úc trở nên khô hạn.
Tuy nhiên năm nay có vẻ mọi thứ sẽ thay đổi. Tiến sĩ Benger nói:
‘Hiện tượng lưỡng cực Ấn Độ Dương cũng thật khó đoán trước. Tuy nhiên vào lúc này, trong sáu mẫu kiểm tra thì có tới ba mẫu cho kết quả rằng các pha âm tính đang trỗi dậy, và có thể phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân năm nay.’
Pha âm tính bao trùm hiện tượng thời tiết này có thể dẫn tới lượng mưa nhiều hơn mức trung bình, tuy nhiên vài mẫu thử nghiệm lại cho kết quả một hiện tượng thời tiết trung hoà hơn.
‘Chúng tôi không chắc chắn về kết quả này bằng La Nina’.
Tuy nhiên ít nhất bà Benger nói Úc sẽ không gánh chịu một pha dương tính của lưỡng cực tại Ấn Độ Dương nữa.
Sau đó còn có một vài nhân tố khác chẳng hạn như các dao động Nam Cực (Southern Annular Mode), viết tắt là hiện tượng SAM.
Tiến sĩ Benger nói mặc dù SAM xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn, nhưng hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến đường đi của khối không khí front từ miền Bắc hoặc miền Nam di chuyển xuống phương Nam Úc, xa tới đâu, cũng như các cơn mưa xảy ra ở bờ biển Đông bộ Úc sẽ di chuyển bao xa xuống phương Nam.
‘Vì vậy SAM đóng vai trò cho chúng ta biết khi nào và ở đâu sẽ xuất hiện mưa bão’.
Còn trong những ngày tới, một loạt khối không khí front lạnh và các rãnh sẽ gây ra gió lớn, mưa, mưa đá, tuyết và nhiệt độ thấp dưới mức trung bình tại miền Đông Nam nước Úc.
Theo SBS
Leave a comment