Home Tin Nước Úc Đôi bên cùng có lợi với mô hình siêu thị “lấy những gì bạn cần, cho những gì bạn có thể” ở Úc
Tin Nước Úc

Đôi bên cùng có lợi với mô hình siêu thị “lấy những gì bạn cần, cho những gì bạn có thể” ở Úc

Tin Tức Nước Úc – Giảm lãng phí thực phẩm và hỗ trợ cộng đồng, siêu thị OzHarvest hoạt động theo mô hình “hãy lấy những gì bạn cần, đóng góp nếu bạn có”. Thật là đôi bên cùng có lợi!

Trung bình mỗi hộ gia đình ở Úc bỏ đi khoảng 1,036 đô la giá trị thực phẩm mỗi năm. Nó có thể là một quả chuối đã hơi úng hay một củ khoai tây đã nảy mầm, nhưng thói quen mua sắm quá nhiều của chúng ta – hoặc quên đồ trữ đã lâu trong tủ lạnh – làm tăng tổn thất cả về tài chính lẫn lượng rác thải. Trong khi đó, Báo cáo đói nghèo của FoodBank năm 2016 cho thấy hơn 644.000 người Úc, một phần ba là trẻ em, phải nhận cứu trợ lương thực hằng tháng.

Cách biệt giữa dư thừa và thiếu thốn là vấn đề thiết yếu mà Ronni Kahn đã tổng hợp và đúc kết trong 12 năm qua. Là người sáng lập Ban Giám đốc điều hành của OzHarvest, bà đã hướng dẫn thay đổi luật pháp tiểu bang, cho phép các tổ chức quyên góp thực phẩm dư thừa cho các hoạt động từ thiện mà không phải lo lắng về trách nhiệm pháp lý. Với vai trò là người trung gian cần thiết, OzHarvest thu thập thực phẩm thừa từ hơn 2000 cửa hàng thương mại và cung cấp cho hơn 900 tổ chức từ thiện.

Và giờ đây, đang được xem là người dẫn đầu trong các giao nhận thường nhật, OzHarvest đang khai trương cửa tiệm ‘giải cứu thực phẩm’ đầu tiên tại Kensington, Sydney. Với tên gọi Chợ OzHarvest, cửa hàng bán tạp phẩm miễn phí này sẽ bán hoặc trao tặng thực phẩm thừa có chất lượng trực tiếp cho cộng đồng. Vận hành theo hệ thống “lấy những gì bạn cần, cho những gì bạn có thể”, siêu thị có ý định tiếp cận đến từng cá nhân có nhu cầu, nghĩa là tất cả mọi người đều được chào đón tại đây.

Bà Ronni Kahn cho hay: “Không kiểm tra, không đánh giá giàu nghèo, bất cứ ai cũng có thể vào được. Nếu bạn đủ khả năng, hãy đóng góp bằng cách này hay cách khác, trả cho ai đó hoặc trả cho món gì đó. Cứ lấy những gì bạn cần mà thôi.”

Trong một nghiên cứu thú vị về việc ngành công nghiệp có thể hỗ trợ cộng đồng ra sao, Chợ OzHarvest nằm trong khu bán lẻ tầng trệt  được tài trợ bởi nhóm phát triển TOGA. Ở tầng trên, nơi đã từng là Khách sạn Addison, đã được sửa sang thành nơi nghỉ ngơi cho những bạn trẻ cần tới hỗ trợ. Các phê duyệt để phát triển tòa nhà này dự kiến sẽ mất một năm, do đó trong thời gian chờ đợi, họ đã quyết định di dời khu này đến một mái ấm tốt hơn.

Bà Ronni Kahn giải thích: “Tập đoàn TOGA nhận thấy thay vì để không gian trống trong một năm, họ sẽ đưa 42 bạn trẻ và những gia đình trẻ đang cần trợ giúp vào tá túc.”

Siêu thị OzHarvest được chuyển thể từ một nhà hàng Trung Quốc sang thành một cửa hàng tạp hoá từ thiện, với hy vọng sẽ hỗ trợ thanh niên sống trên tầng bằng cách cung cấp các thực phẩm tươi và khô dư thu được. Triết lý đằng sau khu chợ này là khuyến khích mọi người mua hoặc lấy một lượng nhỏ hàng hoá trên cơ sở theo nhu cầu của bạn cần. Cách suy nghĩ này đảo ngược xu hướng khuyến khích người tiêu dùng mua bán số lượng lớn đang được quảng cáo tại các siêu thị thương mại. Thay vào đó, OzHarvest yêu cầu người mua sắm xem xét lại mức tiêu thụ và lãng phí thực phẩm như thế nào. Đi dạo qua cửa hàng, bạn sẽ thấy thật ấn tượng bởi những sự kiện và số liệu được vẽ trên những thùng giấy, như là: “Bạn có thể tin rằng 3.7 nghìn tỷ táo bị lãng phí trên toàn cầu?” (Trả lời: Không)

Tất cả các hàng hoá trong cửa hàng này được góp tặng hoặc ‘cứu vớt’ từ các tổ chức và đa dạng đầy thú vị vượt xa so với những gì bạn có thể tưởng tượng. Từ bánh mì tươi, trái cây và rau quả, đến hàng đông lạnh và đóng gói, đồ dùng vệ sinh cá nhân và thậm chí cả các bữa ăn của Qantas, đó là một trải nghiệm đầy màu sắc, đáng ngạc nhiên.

Ronni cho hay “Mô hình này sẽ tạo ra nhu cầu khổng lồ. Chắc chắn có đủ người trong khu vực sẽ được hưởng phúc lợi, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó cũng sẽ thu hút người dân ở xa hơn”.

Cửa hàng OzHarvest hy vọng sẽ có thể phục vụ món súp hoặc thực phẩm tươi sống cho khách hàng. Trong lúc chờ đợi điều này được thực hiện, họ sẽ đặt một máy nướng bánh mì và ấm đun nước ở góc riêng cho người dân sử dụng.

Theo truyền thống, thuật ngữ “bếp ăn từ thiện” (soup kitchen) mang một sự kỳ thị nhất định, nhưng điều này đang dần chuyển đổi trên toàn cầu khi các nhà cung cấp dịch vụ và đầu bếp có tâm nhận ra sức mạnh của một bữa ăn chung. Ví dụ ở Brisbane, câu lạc bộ 139 – nơi tá túc của những người vô gia cư hoạt động từ năm 1975 – đã chuyển dịch vụ ăn uống từ căng tin thành quán cà phê chỉ mới trong tháng này. Trong khi đó tại New Jersey, Hoa Kỳ, JBJ Soul Kitchen cung cấp ba bữa ăn theo mức giá-bạn-có thể-trả trong nhà hàng do tình nguyện viên dẫn đầu.

Đầu bếp nổi tiếng thế giới Massimo Bottura là một ví dụ điển hình trong việc chuyển biến các bếp nấu súp. Ông được biết đến nhiều nhất với nhà hàng Osteria Francescana, trong hai năm vừa qua, đã đứng ở vị trí số 1 và số 2 trên danh sách 50 nhà hàng tốt nhất thế giới – nhưng niềm đam mê của Massimo đối với thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc ăn uống ngon miệng. Đầu tháng này anh hợp tác với Ronni Kahn và một số đầu bếp giỏi nhất nước Úc để tổ chức một bữa ăn từ thiện, với doanh thu sẽ góp vào tổ chức phi lợi nhuận OzHarvest và Massimo, Food For Soul.

 

[Mecloud video_id=”xdECIe6kNm”]

 

Nấu ăn có tâm

“Điều thú vị là sự cam kết của Massimo đối với việc đảm bảo thực phẩm tốt cho người đói”. Ông ấy cho thấy đầu bếp có vai trò lớn hơn nhiều so với chỉ phục vụ những món ăn đẹp mắt trong các nhà hàng của họ”.

Nguồn gốc của Food for Soul bắt đầu từ năm 2013 khi Massimo, vợ ông là Lara Gilmore và là giám đốc Thiết kế Triennale ở Milan, Davide Rampello, biến một nhà hát bị bỏ rơi ở Milan thành một bếp ăn từ thiện. Được biết đến với cái tên Refettorio Ambrosiano, nhà hàng được trang trí nghệ thuật cũng phục vụ các món ăn chất lượng cao, vì nó là sự truyền cảm hứng cho nhân phẩm trong thực khách.

Mô hình này đặc biệt có hiệu quả trong Triển lãm Milano Expo năm 2015, và tương tự vậy, đã được dựng lại ở Rio de Janeiro vào năm 2016 để giải cứu và tái sử dụng thức ăn thừa từ Olympic Village. Với sự trợ giúp của hội từ thiện địa phương Gastromotiva, ‘RefettoRio’ này hiện vẫn đang hoạt động, phục vụ cho các cộng đồng của thành phố một bữa ăn ngon tại mỗi thời điểm.

“Tôi một lòng cam kết đưa OzHarvest trở thành nơi tiên phong trong vấn đề lãng phí thực phẩm không vì mục đích kinh doanh thông thường, mà nhằm giáo dục và nâng cao kỹ năng của tất cả chúng ta”, bà nói.

Còn đồ ăn thừa từ các chương trình trên TV thì sao?

Nếu bạn tò mò – hoặc quan tâm – về những gì xảy ra với tất cả các thức ăn còn sót lại từ các chương trình nấu ăn của chúng tôi, thì đừng lo lắng. Chương trình mới của SBS The Chefs ‘Line thường xuyên kêu gọi OzHarvest thu thập thức ăn dư thừa và các thành phần chưa qua sử dụng. Trong quá trình quay phim (từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay), tổ chức này đã thu được 660 kg thực phẩm từ các chương trình quay cho TV. Đáng kinh ngạc làm sao, số lượng ấy tương đương với gần 2.000 bữa ăn!

Theo Đài SBS

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...