Việt Nam: Bênh viện truyền nhầm máu nhóm A cho bệnh nhân máu nhóm B

Tin tức nước Úc 08/08/2019 7:41 sáng

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai vừa thông tin về sự cố y khoa nghiêm trọng truyền nhầm máu xảy ra tại khoa sản bệnh viện này.

Chiều 7-8, bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình – trưởng khoa sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai – cho biết sự cố y khoa truyền nhầm nhóm máu đáng tiếc đã xảy ra vào chiều 6-8.

Thông tin từ trích lục hồ sơ khoa sản cho biết bệnh nhân Blonh (46 tuổi, trú tại xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa) nhập viện ngày 2-8 trong tình trạng 3 tháng rong huyết, bệnh u xơ tử cung. Bác sĩ khoa sản hội chẩn và đưa ra chỉ định phải cắt tử cung của bệnh nhân này.

Tuy nhiên, qua các xét nghiệm cho thấy số lượng hồng cầu 2,3 triệu, chất lượng tiểu cầu giảm không đủ điều kiện để phẫu thuật. Để đảm bảo ca mổ thành công, bệnh nhân được cho truyền máu nhóm B để tăng số lượng hồng cầu và chất lượng tiểu cầu.

Gần với giường bệnh nhân Blonh, bệnh nhân Lê Thị H.T. (46 tuổi trú ở TP Pleiku) cũng nhập viện trong tình trạng tương tự nhưng nhóm máu A.

Chiều 6-8, bệnh nhân H.T. được chỉ định truyền máu nhóm A. Tuy nhiên, kíp nữ hộ sinh tại khoa sản ca trực hôm đó đã xảy ra sai sót. Theo đó, nữ hộ sinh Hà Thị Hằng Ni đem mẫu máu thử xét nghiệm tan huyết lần cuối cho bệnh nhân H.T. và nữ hộ sinh Phạm Nguyễn Thanh Phi tiến hành truyền máu cho bệnh nhân.

Truyền nhầm máu nhóm A cho bệnh nhân máu nhóm B - Ảnh 1.

Các nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đang chăm sóc cho bệnh nhân bị truyền nhầm máu vào người – Ảnh: H.C.ĐÔNG

Nữ hộ sinh Phi không truyền máu cho bệnh nhân H.T. mà đã cầm bịch máu nhóm A đến giường bệnh của bệnh nhân Blonh (nhóm máu B) để tiến hành truyền.

Sau khi hoàn thành các bước vệ sinh, cắm kim truyền máu vào người bệnh nhân Blonh, nữ hộ sinh kiểm tra lại mới phát hiện là truyền nhóm máu nhầm người nên ngừng ngay việc truyền máu.

Sự việc sau đó nhanh chóng được báo với lãnh đạo khoa sản để tiến hành cấp cứu. Khoa sản nhanh chóng hội chẩn, đồng thời đưa bệnh nhân đến khu vực đặc biệt của khoa để theo dõi.

Khoảng 23h cùng ngày, bệnh nhân Blonh bắt đầu tụt huyết áp và được đưa đến khoa hồi sức tích cực – chống độc để theo dõi. Tình trạng bệnh nhân đến 15h chiều 7-8 vẫn ổn định.

Bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình cho rằng đây là một sai sót rất đáng tiếc vì quy trình truyền máu được thực hiện rất nghiêm. “Chỉ cần một giọt máu A vào máu B sẽ gây đông máu sau vài phút. Hiệu ứng domino về phản ứng hoá học trong mạch máu sẽ diễn ra trong thành mạch rất nguy hiểm.

Chưa kể, nếu giọt máu đông đó đi chuyển khắp nơi trong cơ thể sẽ gây tắc động mạch, hoặc lên não…”, bác sĩ Bình nói.

Bác sĩ trưởng khoa sản này cũng cho biết thêm: “Rất may, nữ hộ sinh Phi đã phát hiện và xử lý ngưng truyền máu cho bệnh nhân ngay tức thì. Qua kiểm tra thể tích bịch máu và số lượng truyền ra thì có khả năng là máu nhóm A chưa vào người của bệnh nhân. Hiện sức khoẻ bệnh nhân đã tốt hơn lúc nhập viện, tuy vậy bệnh nhân này vẫn đang được cho nằm tại khoa hồi sức tích cực – chống độc để theo dõi”.

Kết quả hình ảnh cho chuyền máu

Bác sĩ Nguyễn Tấn Phúc – phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai – cho biết đã nghe báo cáo vụ việc trong cuộc họp giao ban chuyên môn vào sáng cùng ngày. Bệnh viện sẽ thành lập hội đồng khoa học kiểm tra sự việc trên.

Bác sĩ Phúc cũng cho rằng đây là một trường hợp sai sót vô cùng nghiêm trọng. Sau khi có kết luận của hội đồng khoa học, bệnh viện sẽ đánh giá, kết luận và xử lý vụ việc.

HUỲNH CÔNG ĐÔNG – BÁO TUỔI TRẺ
Loading...

Recent news

Tìm hiểu về Đại sứ thương hiệu Fun88 – Iker Casillas

Thể Thao 18/09/2023

Nhà cái uy tín hàng đầu thị trường Việt Nam sẽ chào đón đại sứ thương hiệu Fun88 Iker Casillas – Sự hợp tác với thủ thành huyền thoại đến từ người Tây Ban Nha và nhà cái hàng đầu Châu Á đó chính là Fun88. Đại sứ thương hiệu Fun88 là ai? Đại sứ…

Chuyện gì đang xảy ra ở New Zealand vậy?

Bí ẩn 14/02/2023

Bão Gabrielle quét qua đảo Bắc ở New Zealand đã khiến hạ tầng hư hại nghiêm trọng và hàng nghìn người phải sơ tán. Công tác khắc phục thiên tai cũng gặp khó khăn do thời tiết xấu.     Con thuyền mắc kẹt trên đá ở đảo Great Barrier. Ảnh: Ninette Birck/RNZ. New Zealand ngày…

Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris – Thời điểm vàng để sử dụng trong phòng chống dịch COVID-19 tại Úc

Cộng Đồng 31/12/2021

Nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris đã được biết đến với nhiều giá trị dược liệu quý trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, suy giảm chức năng gan, thận, tăng cường miễn dịch…, và đặc biệt mới đây hoạt chất chính có trong nấm Đông trùng hạ thảo – cordycepin đã…