Home Cộng Đồng Shipper Hàn Quốc đối mặt với tử thần khi đi giao đồ ăn
Cộng Đồng

Shipper Hàn Quốc đối mặt với tử thần khi đi giao đồ ăn

Hàn Quốc là thị trường giao đồ ăn lớn thứ 4 thế giới với tổng giá trị lên tới 16,7 tỷ USD, nhưng điều này cũng khiến các shipper phải đối mặt nguy hiểm chết người khi làm việc.

Sự phổ biến của các ứng dụng giao hàng trên điện thoại di động, cùng với sự gia tăng của số người sống một mình đã khiến nhu cầu giao đồ ăn ở Hàn Quốc tăng chóng mặt. Baedal Minjok, ứng dụng giao đồ ăn lớn nhất của nước này, đã thực hiện gấp đôi lượt giao đồ ăn trong năm 2018 so với năm trước đó.

Tính riêng tháng 8 vừa qua, có 36 triệu lượt giao đồ ăn đã được thực hiện qua ứng dụng này, tương đương với khoảng 1,2 triệu lượt mỗi ngày.

Shipper Han Quoc doi mat voi tu than khi di giao do an hinh anh 1

Nhu cầu giao đồ ăn của người dân Hàn Quốc đã bùng nổ trong những năm gần đây. Ảnh: Shutterstock.

Nhu cầu tài xế giao đồ ăn tăng cao

Nhưng cùng với sự tăng trưởng ấn tượng đó là những mối nguy hiểm chết người mà các shipper phải đối mặt. Năm ngoái, một shipper tuổi thiếu niên đã thiệt mạng do tai nạn giao thông, cho thấy những áp lực mà người vận chuyển phải chịu để đưa thức ăn nhanh nhất có thể.

Họ sẽ phải lái xe nhanh nhất có thể, thường là bỏ qua việc tuân thủ luật lệ giao thông, để có thể giao đồ ăn tới nơi khi nó vẫn còn nóng.

Theo Baedal Minjok, gà rán là món ăn được gọi nhiều nhất trên ứng dụng này. Pizza, đồ ăn Trung Quốc và thịt heo hấp là những món ăn hấp dẫn khác. Ra mắt hồi năm 2011, Baedal Minjok liên kết với hơn 80.000 nhà hàng trên khắp đất nước và có lợi nhuận lên tới 227,3 triệu USD trong năm 2018, công ty điều hành ứng dụng này, Woowa Brothers, trở thành một startup kỳ lân với thị giá lên tới 2,6 tỷ USD.

Đối thủ chính của Baedal Minjok là Yogoyo, ứng dụng phát hành năm 2012 hiện liên kết với khoảng 60.000 nhà hàng và có mục tiêu nâng con số này lên 100.000 vào cuối năm 2019. Hai siêu ứng dụng này chiếm thị phần lớn tới mức đại gia UberEats đã buộc phải rút lui khỏi Hàn Quốc vào đầu tháng này sau 2 năm hoạt động.

Khi các ứng dụng giao đồ ăn này tăng trưởng, nhu cầu về tài xế cũng tăng theo. Lái xe cho hai hãng được sử dụng xe máy mới, mang màu sắc và logo của công ty, và được yêu cầu đội mũ bảo hiểm trên đường.

Nhưng đối với những nhà hàng không liên kết với hai ứng dụng này, họ vẫn phải giao hàng, phần lớn là qua điện thoại, và với việc không còn nhiều tài xế, những nhà hàng này phải sử dụng thiếu niên và sinh viện, cùng đó là những chiếc xe máy cũ.

Shipper Han Quoc doi mat voi tu than khi di giao do an hinh anh 2

Những chiếc xe giao đồ ăn của Baedal Minjok với màu xanh đặc trưng, cùng với Yogiyo, Baemin chiếm lĩnh thị trường giao đồ ăn và đánh bật đại gia Uber ra khỏi Hàn Quốc vào tháng 10. Ảnh: Reuters.

Vào năm 2018, thiếu niên 17 tuổi Kim Eun Bum đã thiệt mạng sau khi gặp tai nạn trên đường giao đồ ăn bằng xe máy cho một nhà hàng trên đảo Jeju. Mặc dù chưa đủ tuổi thi bằng lái xe, Kim đã lái xe máy đi giao hàng theo yêu cầu của ông chủ. Người chủ nhà hàng sau đó bị phạt 300.000 won (249 USD) vì thuê người chưa đủ tuổi lái xe, nhưng không phải nhận cáo buộc nào liên quan tới cái chết của Kim.

Theo Cơ quan Bồi thường và Phúc lợi Công nhân Hàn Quốc, đã có 86 thiếu niên thiệt mạng và 4,500 người khác bị thương khi đi giao đồ ăn từ năm 2010 đến nay.

Người giao đồ ăn phải chịu nhiều sức ép

“Tôi bắt đầu bằng việc nói dối với sếp của mình rằng tôi đã có bằng lái xe, lúc đó tôi mới chỉ 17 tuổi”, anh Shin Sung Sub kể về những trải nghiệm của mình khi bắt đầu đi làm thêm bằng nghề giao đồ ăn.

Anh Shin và những người bạn cùng lớp làm thêm việc này với nhiều nhà hàng tại ngoại ô thành phố Guri, và được trả khoảng hơn 200 USD mỗi tuần dù chỉ phải đi làm sau thời gian học.

“Giao đồ ăn được trả nhiều tiền hơn, và cũng vui hơn so với những công việc khác, vì vậy cuối cùng tôi đã đi thi bằng lái xe”, anh Shin chia sẻ.

Người đàn ông 27 tuổi cho biết mình đã có vài lần suýt chết vì tai nạn trên đường, nhưng may mắn là không bị thương nghiêm trọng.

“Đôi khi có tới 10 đơn hàng đang đợi vì vậy tôi cố gắng đưa 4 đến 5 đơn một lúc, khi đó tôi thường xuyên bỏ qua đèn xi nhan, luồn lách giữa những chiếc xe hơi và đi nhanh hơn mức cần thiết trong những ngõ hẹp”, Shin kể lại.

Yogiyo cho biết họ ưu tiên vấn đề an toàn giao thông cho các tài xế của mình và cũng không còn tuyển dụng thanh thiếu niên, với độ tuổi tối thiểu để làm việc là 21.

“Mọi nhân viên giao hàng đều được học một lớp về luật giao thông trước khi bắt đầu ra đường”, ông Choi Hyun Jin, người đại diện của Yogiyo cho biết.

Shipper Han Quoc doi mat voi tu than khi di giao do an hinh anh 3

Các tài xế giao đồ ăn phải đối mặt với nhiều sức ép, khiến họ buộc phải di chuyển nhanh và đối mặt nguy cơ tai nạn trên đường phố. Ảnh: Reuters.

“Chúng tôi cũng gửi các bản tin hàng tháng về an toàn giao thông và tổ chức các buổi hội thảo định kỳ với sự tham gia của Cơ quan Cảnh sát Đô thị Seoul để nhấn mạnh về việc lái xe có ý thức trên đường”, ông Choi nói.

Tuy nhiên, tai nạn vẫn là vấn đề nhức nhối của ngành giao hàng. Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc cho biết các công ty giao hàng đã báo cáo về hơn 650 vụ tai nạn trong giai đoạn từ 2016-2019. Baedal Riders, công ty anh em của Baedal Minjok, có 104 trường hợp, trong khi Yogiyo Plus, công ty con của Yogiyo, có 56 vụ tai nạn.

Các tài xế chỉ được trả khoảng 3.500 won (2,9 USD) cho mỗi lần giao hàng vì vậy họ bị sức ép phải làm việc nhanh nhất có thể. Một số thực hiện tới 11 đơn hàng trong vòng một giờ. Ngoài văn hóa vội vàng có sẵn của Hàn Quốc, các tài xế thường phải đối mặt với những lời phàn nàn của khách hàng nếu thức ăn bị nguội khi tới nơi.

Theo Zing.vn

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *