Home Tin Nước Úc Du Học Úc Du học sinh Việt ở Úc lên tiếng về việc bị bóc lột tại nơi làm việc
Du Học ÚcTin Nước Úc

Du học sinh Việt ở Úc lên tiếng về việc bị bóc lột tại nơi làm việc

Female teacher holding blank board in front of class portrait

www.Alouc.com – Sau khi tin tức về việc bóc lột người lao động một cách có hệ thống của 7-Eleven tại Úc bị báo chí địa phương phanh phui vào năm ngoái, nhiều người Úc bị sốc, nhưng với nhiều du học sinh quốc tế thì việc nhận mức lương thấp là điều rất bình thường.

Theo chương trình truyền hình Story Hunters của Đài ABC, các du học sinh làm việc trong ngành dịch vụ nhà hàng, bán lẻ và vệ sinh dọn dẹp đã nói với chương trình này việc trả lương thấp là một phần mà họ phải chấp nhận khi sống ở Úc.

Một cựu du học sinh tên là Kenny nói rằng cậu làm việc trong thời gian học đại học cho một nhà hàng nổi tiếng của Trung Quốc với mức lương là 8 đô/1 giờ.

làm thêm

“Nhiều người Úc thấy đó là điều đáng kinh ngạc – số tiền thật chẳng đáng là bao,” cậu nói.

Theo quy định thì các du học sinh quốc tế chỉ được phép làm tối đa 20 giờ một tuần trong kỳ học, nhưng nhiều sinh viên nói mức lương trả thấp đồng nghĩa với việc họ phải làm nhiều để có tiền trang trải cuộc sống.

“Chúng tôi biết đó là phạm luật – nếu Chính phủ mà phát hiện được thì chúng tôi sẽ bị trục xuất. Chúng tôi biết chủ lao động làm sai.. chúng tôi không thể phàn nàn. Có quá nhiều sinh viên mong muốn có việc làm,” cậu Kenny, người Trung Quốc, nói với chương trình.

Kenny cũng nói mức lương $8-12 một giờ rất bình thường đối với các bạn của cậu, đặc biệt những người đến từ các nước Châu Á, nhưng cậu nói theo kinh nghiệm của cậu thì các sinh viên Việt Nam đặc biệt bị tổn thương vì nạn bóc lột tại nơi làm việc.

Chương trình Story Hunters tham gia 2 nhóm Facebook với các thành viên là 41.000 sinh viên đến từ Việt Nam, và đưa ra câu hỏi là: Việc làm bán thời gian khi đang học ở Úc là như thế nào?

Khoảng 60 sinh viên tham gia bình luận, gửi email hoặc nhắn tin riêng về câu chuyện của họ trong 3 ngày và hơn 500 người trả lời câu hỏi, và 2/3 trong số đó nói là họ bị trả dưới mức lương tối thiểu.

Bốn sinh viên, tên là Chi, Daniel, Vincent và Darrent đã đồng ý nói chuyện trực tiếp với chương trình với điều kiện ẩn danh.

Phóng viên của chương trình Story Hunters nói chuyện với sinh viên về việc làm của họ ở Úc. Ảnh: ABC
Phóng viên của chương trình Story Hunters nói chuyện với sinh viên về việc làm của họ ở Úc. Ảnh: ABC

Sinh viên Việt Nam tìm đến cộng đồng

Với các du học sinh quốc tế thì việc đến Úc là một trải nghiệm mới. Với nhiều sinh viên Việt Nam, đây không những là lần đầu tiên xa nhà mà tiếng Anh Úc khác xa so với phát âm tiếng Anh Mỹ mà họ học ở trường cũng là trở ngại.
“Tôi thậm chí còn không gọi được đồ ăn của KFC khi mới đến đây, vì họ không thể hiểu tôi và tôi cũng chẳng hiểu họ,” Darren nói.
Darren nói kinh nghiệm đó đã làm lung lay lòng tự tin của cậu và khi cần một công việc, cậu phải tìm tới cộng đồng người Việt và từ đó cậu được nhận làm bồi bàn với mức lương 12 đô-la một giờ.
“Tôi nghĩ rằng khi người ta nói Tiếng Việt với nhau, họ sẽ đối xử với tôi tốt hơn – nhưng thực tế lại ngược lại,” cậu nói.
“Khi tôi nói Tiếng Việt thì họ mắng mỏ tôi vì họ cho rằng tôi không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh với người khác.”

Vincent nói rằng các chủ doanh nghiệp cho rằng những sinh viên như cậu sẽ chấp nhận mức lương thấp vì lương trung bình ở Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều.

“Họ nói ‘cậu nên mừng vì cậu xem ở nước mình cậu kiếm được bao nhiêu và ở đây chúng tôi trả cậu bao nhiêu’,” Vincent nói.

Và ngay cả khi các sinh viên đang thảo luận về nỗi thất vọng của họ với hệ thống thì các chủ lao động đang quảng cáo tìm người với mức lương chỉ 10 đô-la cùng trên nhóm Facebook.

Nhiều sinh viên quốc tế đến Úc làm việc với mức lương rất thấp nhưng họ phải chấp nhận. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

“Hầu hết bọn tôi khi làm cho những chủ người Úc gốc Việt, hiếm khi mà được trả 12 đô một giờ, thường chỉ là 8-10 đô,” Chi nói.

“NHỮNG NGÀY ĐẦU MỚI ĐI LÀM, KHI VỀ NHÀ TÔI KHÔNG MUỐN NÓI CHUYỆN VỚI AI, CHỈ MUỐN NẰM TRÊN GIƯỜNG CỦA MÌNH VÀ KHÓC MỘT MÌNH. THẬT SỰ RẤT KINH KHỦNG.”

Theo Story Hunters, khi họ gặp Chi thì cô đang làm cho một tiệm bánh với mức lương 8 đô một giờ. Đó là việc đầu tiên của cô khi đến đây 4 tháng trước đây.

Cô nói cách mà chủ đối xử với cô khiến cô rất sốc. Cô được yêu cầu đi làm mỗi ca 12 tiếng mà không có giờ nghỉ ăn và thường xuyên bị quản lý mắng mỏ.

“Ở Việt Nam, cha mẹ tôi có một cửa hàng thời trang và có thuê người làm nhưng chưa bao giờ tôi thấy họ quát tháo người làm,” cô nói. “Chưa bao giờ trong đời mình tôi chứng kiến việc này diễn ra.

“Tôi không thể nói là mọi chủ Việt ở Úc đều như thế nhưng đây không phải là câu chuyện của riêng tôi hay riêng chủ tôi. Nhiều sinh viên Việt Nam đều có chung chia sẻ này.”

Daniel trò chuyện với chương trình là việc làm đầu tiên của cậu là ở nhà hàng Thái với mức lương là 9 đô một giờ. Ảnh: ABC
Daniel trò chuyện với chương trình là việc làm đầu tiên của cậu là ở nhà hàng Thái với mức lương là 9 đô một giờ. Ảnh: ABC

Daniel nói việc đầu tiên của cậu ở Úc là làm cho một nhà hàng Thái với 9 đô một giờ.

“Những người làm cùng tôi cũng được trả 9 đô nên tôi cho đó là bình thường,” cậu nói.

“TÔI KHÔNG MUỐN ĐI ĂN Ở BẤT KỲ NHÀ HÀNG VIỆT NAM NÀO Ở ÚC NỮA VÌ TÔI SỢ RẰNG ĐẰNG SAU TÔ ĐỒ ĂN ĐÓ LÀ CẢNH NGƯỜI CHỦ BÓC LỘT MỘT SINH VIÊN VIỆT NAM KHÁC,” CHI NÓI.

Tuổi trẻ, rào cản ngôn ngữ, lòng trung thành và nỗi sợ

Khi tiếng chuông cảnh báo về nạn bóc lột của chuỗi cửa hàng tạp hóa 7-Eleven được rung lên và Thanh tra Việc làm Công bằng (Fair Work Ombudsman) đưa họ ra tòa thì họ đã buộc phải trả lại hàng trăm ngàn đô mà trước họ trả thiếu cho nhân viên.

Nhưng với các du học sinh quốc tế làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ ở khắp cả nước thì công bằng là việc quá khó để có được.

Thanh tra Việc làm Công bằng Natalie James nói họ chỉ nhận được “một vài trăm khiếu nại” từ du học sinh quốc tế mỗi năm.

“Điều đó không thể nói nên toàn bộ câu chuyện, đặc biệt khi bạn biết là có 430 ngàn sinh viên quốc tế theo học ở đây,” bà nói.

Bà James nói có 4 yếu tố làm cho du học sinh quốc tế bị tổn thương với nạn bóc lột: tuổi trẻ, rào cản ngôn ngữ, lòng trung thành với chủ và lo lắng về việc mất visa. Các yếu tố này cứ lặp đi lặp lại khi nói chuyện với sinh viên quốc tế.

Sinh viên kể cho chúng tôi nghe chuyện họ bị quát tháo, coi thường và chỉ biết khóc sau một ngày dài làm việc nhưng lại chùn lại với ý tưởng đi gặp nhà chức trách.

Một đoạn hội thoại trên Facebook của sinh viên về công việc của mình.
Một đoạn hội thoại trên Facebook của sinh viên về công việc của mình.

“Nếu tôi nói với Thanh tra Việc làm Công bằng – tôi biết họ sẽ giúp chúng tôi, nhưng nếu tôi nói thì chủ lao động sẽ bị phạt,” Vincent nói.

“Nhà hàng tôi làm có 18 người, chuyện đó sẽ thay đổi cuộc đời của người chủ, doanh nghiệp sẽ đóng cửa. Và điều đầu tiên là người làm sẽ mất việc.”

“Nếu Chính phủ bắt các chủ đó tăng lương đạt mức cơ bản, thì chủ sẽ đuổi chúng tôi, vì họ không đủ tiền trả,” Chi nói.

“Lý do tại sao chủ trả 8-10 đô một giờ là vì mối quan hệ cung và cầu. Nếu tôi không làm, người khác sẽ làm.”

Đi tìm lời giải

Một số sinh viên gợi ý hạ thấp mức lương tối thiểu cho du học sinh quốc tế như là một cách để khuyến khích các chủ lao động đăng ký nhân viên làm việc.

Đó là ý tưởng có nhiều tranh cãi ngay cả trong các sinh viên, với sự chia sẻ cạnh tranh với người lao động bản địa và lý tưởng về sự công bằng của Úc.

“Nếu chúng tôi được phép làm việc ở Úc thì chúng tôi nên được đối xử công bằng,” Chi nói.

làm thêm

Thanh tra Việc làm Công bằng đã kêu gọi có thêm nhiều cuộc kiểm tra đột xuất với các doanh nghiệp ngành hàng ăn uống nhỏ mà có thuê sinh viên quốc tế.

Bà James cũng nói: “Chúng tôi cần có người nói với chúng tôi. Nếu mọi người không thể nói về giờ làm việc của mình, mức lương nhận được thì rất khó để chúng tôi đòi được mức lương bị trả thiếu cho họ.”

“Nếu hồ sơ của chủ lao động không đúng, nếu họ cố tình bóc lột với việc trả 8-10 đô một giờ thì họ sẽ có thể không có hồ sơ chính xác về việc đó, vì thế nếu chỉ nhìn vào sổ sách thì không giải quyết được vấn đề. Chúng tôi cần nói chuyện với mọi người.”

Vincent kêu gọi lãnh đạo cộng đồng người Việt ở Úc giải quyết vấn đề và tập hợp các chủ doanh nghiệp mà đang làm điều sai.

Trong khi đó, một số sinh viên đang thực hiện ý tưởng là lập ra một nhóm Facebook và lên danh sách các doanh nghiệp làm sai trái.

“Các sinh viên khi mới tới Úc sẽ biết để không đi tới đó và đồng thời chúng tôi cũng muốn khách hàng không đi ăn ở những nhà hàng đối xử tệ với nhân viên,” Chi nói.

Mức lương tối thiểu của Úc: 

Người lớn (21+)

  • Mức sàn: $17.70
  • Casual: $22.12

Vị thành niên

  • 18 tuổi – Mức sàn: $12.09 Casual: $15.11
  • 19 tuổi – Mức sàn: $14.60 Casual: $18.25
  • 20 tuổi – Mức sàn: $17.29 Casual: $21.61

Nguồn: Fair Work Ombudsman

 

Nếu bạn cho là mình bị bóc lột tại nơi làm việc hãy liên lạc với Thanh tra Việc làm Công bằng theo số 13 13 94.

Thanh tra khuyên sinh viên nên giữ giấy tờ về giờ làm việc và giấy trả lương để giúp quá trình điều tra.

Nếu bạn giúp thanh tra để điều tra thì họ sẽ liên lạc với Bộ Di trú để bảo đảm visa của bạn không gặp vấn đề gì. 

Related Articles

Quán quân Olympia 2019: Không đi du học Úc, không muốn bị coi là “nhân tài”

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 Trần Thế Trung...

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...