Home Tin Nước Úc Chi phí ở Úc quá đắt đỏ: Người dân thi nhau kéo ra nước ngoài “dưỡng già”
Tin Nước Úc

Chi phí ở Úc quá đắt đỏ: Người dân thi nhau kéo ra nước ngoài “dưỡng già”

Giá bất động quá cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ và trợ cấp hưu trí khiêm tốn đã khiến nhiều người cao niên Úc quyết định dành nốt quãng thời gian cuối đời để sống ở nước ngoài, một số nơi đáng được gọi là lý tưởng và hợp túi tiền.

Với nhiều người cao niên, những tháng ngày nghỉ hưu sau nhiều năm làm việc vất vả có lẽ là lúc họ có thời gian cho riêng mình, để làm những điều mình thật sự mong muốn, và có một cuộc sống an nhàn hơn.

Thế nhưng, thực tế không phải lúc nào cũng màu hồng và dễ dàng với tất cả mọi người về hưu.

Với tình hình giá bất động sản và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, số người Úc nghỉ hưu ra nước ngoài sinh sống đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua.

Những điểm đến ưa thích của họ thường là Thái Lan, Tây Ban Nha, Campuchia, và Việt Nam.

Đời sống lý tưởng?

Theo ABC trích dẫn số liệu của ABS (Nha Thống Kê Úc), trong năm 2016, 11,660 người Úc trên 55 tuổi đã chuyển hẳn ra nước ngoài sinh sống trọn những quãng ngày tuổi già của mình.

Con số này tăng đáng kể nếu so với năm 2005, lúc đó chỉ có 7,910 người về hưu làm việc này mà thôi.

Các điểm đến phổ biến nhất của người dân Úc bao gồm New Zealand, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha.

Với nhiều người Úc, khi ở nước ngoài họ thật sự có được những phút an nhà, không phải lo nghĩ về chi phí.

Ví dụ như trường hợp của bà Norah Ohrt, đang sống ở Tây Ban Nha. Bà cho ABC biết đó là một thế giới khác xa cuộc sống của bà hồi ở Úc, và bà khó tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ như thế nào nếu bà ấy vẫn còn sống ở Úc.

Chủ sở hữu phòng tranh cũ, 71 tuổi nói rằng ở Perth, có lẽ bà đã phải sống ở nhà chính phủ và sống lay lắt với từng đồng tiền hưu trí ít ỏi.

Câu chuyện của bà bắt đầu từ 5 năm trước, bà Norah đã chuyển tất cả đồ đạc của bà cùng hai con mèo đến Martos, một thị trấn xinh đẹp của Tây Ban Nha.

Trong số 24,000 cư dân của Martos, Norah là người Úc duy nhất có tên trong danh sách của hội đồng thị trấn này.

Ở Martos, bà Norah sống thoải mái trong căn nhà ba phòng ngủ, hai phòng tắm cao cấp hướng ra nhìn toàn cảnh thành phố cổ.

Sống thoải mái bằng trợ cấp hưu trí

Ngoài một căn nhà lý tưởng thì chi phí hàng ngày của bà Norah cũng rất hợp lý, sống khá thoải mái.

Một bữa ăn gồm ba món có giá khoảng 12 đô la, mức phí hội đồng hàng năm là 110 euro (175 đô la) và hóa đơn nước chỉ 120 euro (192 đô la), bà Norah chỉ cần tiền hưu từ Úc là đã đủ để thanh toán hóa đơn rồi.

Thậm chí bà Norah đã cải tạo ngôi nhà trị giá 65,000 đô la ở Martos chỉ bằng cách sử dụng tiền hưu bổng của mình.

Norah swapped her penny-pinching retirement in Perth for a comfortable lifestyle in Andalucia.

Bà nói rằng nhiều người bạn Úc của bà cũng đã bị cám dỗ bởi cuộc sống hưu trí tuyệt vời ở nước ngoài, mà ở Tây Ban Nha nhà bình thường chỉ có giá khoảng $20,700.

“Nếu bạn đang hưởng trợ cấp của chính phủ Úc và đang gặp khó khăn, tôi thực sự khuyên bạn nên tìm kiếm các giải pháp thay thế, đặc biệt nếu bạn biết ngôn ngữ thứ hai thì có thể sử dụng,” bà Norah nói.

Làm sao nhận tiền hưu trí khi ở nước ngoài?

Việc tiếp cận tiền hưu từ Úc trong khi sống ở nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả thời gian đi nước ngoài, liệu tài sản và thu nhập có thay đổi gì không và liệu có nhận lương hưu của một quốc gia nào khác hay không.

Hiện nay, Úc có 31 thỏa thuận với các quốc gia như Tây Ban Nha, Nhật Bản và Ý cho phép liên kết bảo hiểm xã hội, khắc phục các rào cản trong việc thanh toán lương hưu trong các lĩnh vực như quốc tịch.

Tùy thuộc vào nơi cư trú của người hưu trí và thời gian họ đã sống ở mỗi quốc gia, họ cũng có thể đủ điều kiện để nhận trợ cấp được thỏa thuận chia sẻ Úc và quốc gia mà họ sống.

Mặc dù, việc sống ở nước ngoài có vẻ hấp dẫn, nhưng người về hưu nên cảnh giác với các điều kiện để có thể nhận được tiền hưu khi ở nước ngoài.

Trong năm 2013 đã có một sự điều chỉnh lớn với người về hưu sống ở nước ngoài.

Nếu một người hưu trí quyết định trở về Úc sau khi ở nước ngoài, rồi trong vòng 2 năm từ khi về Úc mà họ đi ra nước ngoài từ 6 tuần trở lên, thì có thể bị cắt tiền hưu.

Vì lý do này, Bộ Dịch vụ Nhân sinh cho biết người về hưu phải báo cáo kế hoạch đi lại của họ thông qua cổng thông tin trực tuyến của Centrelink, nếu họ dự định chuyển ra nước ngoài hoặc đi du lịch nước ngoài trong hơn sáu tuần.

Ryan Cullinan, một cố vấn tài chính quốc tế của Compare Return cho biết: “Khi nhìn vào lương hưu khi về già, mọi người nên tham khảo với một chuyên gia hoạch định tài chính trước khi chuyển ra nước ngoài vĩnh viễn.”

Thế nhưng, vẫn còn một điều nữa cần quan tâm, đặc biệt là với những người cao niên.

Chăm sóc y tế sức khỏe thế nào?

Theo Bộ Dịch vụ Nhân sinh, công dân Úc sống ở nước ngoài trong hơn 5 năm và thường trú nhân sống ở nước ngoài hơn 12 tháng sẽ bị mất quyền lợi Medicare.

Và những người này cũng được miễn trả tiền thuế Medicare, theo Bộ Dịch vụ Nhân sinh.

Thực tế thì vì chi phí y tế ở nước ngoài thường rẻ hơn, đặc biệt là một số nước có giá cả thấp, ví dụ các điểm đến phổ biến như Thái Lan đã chứng kiến sự tăng đột biến về du lịch chữa bệnh, thì việc mất Medicare có thể không phải là vấn đề gì lớn với một số người nghỉ hưu.

Thế nhưng ở một số quốc gia, người về hưu có thể trả hết nợ nần trước khi họ đủ điều kiện được bảo hiểm theo hệ thống y tế công cộng.

Trang Smart Traveler khuyên người về hưu nên nghiên cứu kỹ càng và so sánh các chính sách bảo hiểm y tế tư nhân, các cơ sở y tế công cộng có sẵn và các cơ sở y tế trước khi chuyển ra nước ngoài.

Theo SBS

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...