Home Người Việt Năm Châu Chủ người Việt của quán cafe tại Úc hầu tòa vì trả lương nhân viên bằng…đồ ăn
Người Việt Năm Châu

Chủ người Việt của quán cafe tại Úc hầu tòa vì trả lương nhân viên bằng…đồ ăn

Hai chủ người Việt của một quán cafe ở Brisbane vừa phải nhận án phạt cho mỗi tội vi phạm lên đến $75,600 vì hành vi trả lương nhân viên bằng thức ăn và đồ uống.

Một quán cà phê ở Brisbane vừa thừa nhận đã trả lương cho một số nhân viên của mình bằng thức ăn và đồ uống của quán.

Timi Trading Pty Ltd là công ty điều hành tiệm Café 63 Chermside tại trung tâm mua sắm Westfield Chermside. Những người đứng đầu công ty bao gồm giám đốc kiêm quản lý Tien Hoang Le, quản lý Minh Võ Duy Nguyen và chủ sở hữu đồng giám đốc Hamish Watson. Những người này đã bị Fair Work tiến hành thủ tục pháp lý và phải ra hầu Tòa án Liên bang Úc.

Công ty này đã thừa nhận 11 nhân viên làm việc tại tiệm Café 63 Chermside đã nhận một phần thù lao bằng đồ ăn, tráng miệng và thức uống suốt hai kỳ lương trong thời gian giữa tháng 8/2017 đến tháng 1/2018.

Hầu hết những nhân viên này đều đang giữ thị thực ở Úc, gồm 7 người dưới 21 tuổi làm ở các vị trí nấu ăn, phụ bếp và phục vụ.

Sandra Parker từ Cơ quan Fair Work nói rằng các thanh tra đã điều tra sau khi nhận được các báo cáo về việc công ty này trả lương thấp cho nhân viên.

“Tất cả người lao động tại Úc đều có quyền được trả mức lương tối thiểu ứng với các vị trí của họ – bằng tiền, chứ không phải thực phẩm. Nếu chúng tôi biết được nhà nhân dụng nào đang vi phạm nghĩa vụ hợp pháp của họ, chúng tôi sẽ cưỡng chế thi hành luật để nhân viên nhận lại những gì họ xứng đáng được hưởng.”

“Các doanh nghiệp nên biết rằng chúng tôi đang ưu tiên triệt tiêu các vụ ăn chặn tiền lương với những nhân viên dễ bị hiếp đáp trong lĩnh vực thức ăn nhanh, nhà hàng và quán cà phê. Bất kỳ công nhân nào có thắc mắc về lương hoặc quyền lợi của họ, nên liên hệ với Thanh tra viên của Fair Work,” ông Ms Parker nói.

FWO khẳng định rằng cách đối xử của Timi Trading  với 11 nhân viên làm việc tại Café 63 Chermside đã vi phạm quy định của Đạo luật Công bằng Nơi làm việc yêu cầu nhân viên phải được trả lương bằng tiền.

Các thanh tra viên của Fair Work đã phát hiện ra rằng 8 trong số 11 nhân viên đã được trả lương theo Thỏa thuận Linh hoạt Cá nhân (IFA) quy định mức thù lao trả theo giờ cố định kèm theo một danh sách ‘thưởng’ và ‘phụ cấp’ – thay vì được hưởng các quyền lợi hợp pháp của họ nằm trong  Quy Định Lao Động Ngành Nhà Hàng năm 2010, bao gồm trả lương thêm giờ phụ trội, ngày cuối tuần và ngày lễ.

Được biết các khoản “phụ cấp” theo thỏa thuận IFA cho phép việc nhân viên được sử dụng thức ăn và uống của cửa hàng lên đến $42 một ngày trong giờ làm việc, bao gồm $20 thức ăn, $7 món tráng miệng và $15 nước uống.

Timi Trading bị cáo buộc cũng vi phạm luật nơi làm việc bằng cách cung cấp cho FWO hồ sơ trả lương sai lệch và gây hiểu lầm, không lập và giữ các hồ sơ và thỏa thuận phù hợp, và không trả lương cho một nhân viên vì lý do cô này vắng mặt vào ngày nghỉ lễ.

Ông Le và bà Nguyen bị cáo buộc các vi phạm liên quan đến tất cả 11 nhân viên của quán còn ông Watson bị cáo buộc vi phạm thỏa thuận IFA liên quan đến 8 nhân viên. Ngoài ra, việc không lưu giữ hồ sơ đầy đủ của Timi Trading bị cho là  cố tình ngăn cản FWO tính toán các khoản thanh toán tiền nợ lương.

Timi Trading phải đối mặt với mức phạt tối đa cho mỗi tội vi phạm lên tới 63,000 đô la, trong khi ông Le, bà Nguyen và ông Watson phải đối mặt với mức phạt tối đa cho mỗi tội vi phạm lên tới 12,600 đô la.

FWO đang xin án lệnh của tòa yêu cầu cuộc kiểm toán độc lập các hoạt động thanh toán trả lương của Timi Trading, và các khóa huấn luyện cho nhân viên tại www.fairwork.gov.au.

Phiên điều trần sẽ diễn ra tại Tòa án Liên bang ở Brisbane vào ngày 21 tháng 2 năm 2020.

Hồi tháng 6, chủ người Việt của hai quán cà phê ở Melbourne đã phải hoàn lại cho 26 nhân viên của mình số tiền lương bị ăn chặn là $24.947 đô la. Hai cơ sở này cũng sẽ bị kiểm tra chặt chẽ trong vòng ba năm sau cuộc điều tra của Uỷ ban Công bằng Nơi làm việc.

>>> Xem ngay: Chủ quán cà phê gốc Việt ở Melbourne bị phạt vì ăn chặn tiền lương nhân viên

Theo dữ liệu từ báo cáo tài chính 2018-19 mà Tổ chức Thanh tra Công bằng nơi làm việc Fair Work Ombudsman (FWO) công bố gần đây, hơn 18,000 công nhân Úc đã lấy lại được phần lương thuộc về họ mà bấy lâu nay chủ nhân của họ đã ăn chặn.

Trong 12 tháng qua, hơn 29,000 tranh chấp tiền lương giữa công nhân và doanh nghiệp đã được giải quyết trong khi trang mạng chính thức của FWO có mức truy cập đáng kinh ngạc 17.8 triệu lượt ghé thăm và tổng đài nhận 380,000 cuộc gọi từ các công nhân với các câu hỏi về sự bất thưởng trong tiền lương và điều kiện làm việc của họ.

Theo SBS

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *