Home Mẹo Hay Đọc ngay những điều này để biết tác hại của việc thiếu ngủ đáng sợ thế nào, không phải chuyện đùa!
Mẹo HayVideo

Đọc ngay những điều này để biết tác hại của việc thiếu ngủ đáng sợ thế nào, không phải chuyện đùa!

Mỗi người đều có thể đã trải qua một đêm thức trắng, mất ngủ hay ngủ không đủ giấc với một cảm giác không hề dễ chịu một tí nào. Tuy nhiên nếu việc này diễn ra kéo dài thì hậu quả mang lại sẽ rất nguy hiểm.

Các tài liệu nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến suy giảm khả năng nhận thức, làm chậm hoạt động của thần kinh và ảnh hưởng đáng kể đến trí nhớ của mỗi người. Chưa ai có thể chứng minh tại sao giấc ngủ lại quan trọng tới sự sống của mỗi người hay liệt kê sự thiếu ngủ vào những lí do dẫn đến cái chết cả.

John Allan Hobson, một nhà nghiên cứu giấc ngủ đã cho rằng: “Vai trò duy nhất của ngủ cho đến giờ chỉ là giúp bạn vượt qua cơn buồn ngủ“.

Vậy đã bao giờ bạn nghĩ rằng việc thiếu ngủ có thể giết chết bạn không ?

 Thiếu ngủ là một bệnh khá phổ biến.
Thiếu ngủ là một bệnh khá phổ biến.

Những thí nghiệm trên loài chuột đã cho rằng, việc thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến khả năng tử vong cực kì cao trong một khoảng thời gian khá ngắn. Để chứng minh điều này, các nhà khoa học đã buộc những chú chuột thí nghiệm không ngủ được trong một khoảng thời gian dài. Chỉ sau 2 đến 3 tuần, lần lượt chúng đều chết hết. Những thí nghiệm tương tự cũng đã được tiến hành, chỉ là chưa thử nghiệm trên con người. Tuy nhiên với đa số động vật, việc thiếu ngủ kéo dài đều dẫn đến một kết cục chính: cái chết.

Những yếu tố gì đã dẫn đến sự buồn ngủ ?

“Cân bằng nội môi” là một thuật ngữ dùng để diễn tả kết quả mà mọi hoạt động trong cơ thể bạn đều hướng tới, từ việc giữ cho các chất dinh dưỡng, chất béo, hóc môn cho đến pH luôn được duy trì ở mức cân bằng, ổn định cho cơ thể.

Một ví dụ điển hình, độ pH của một người bình thường rơi vào khoảng 7.35 đến 7.45, nếu con số này nằm quá xa so với khoảng trên thì các tế bào trong cơ thể bạn sẽ chết dần.

 Vùng dưới đồi khá quan trọng.
Vùng dưới đồi khá quan trọng.

Một trong những bộ phận của não đóng vai trò trong việc duy trì cân bằng nội môi thông qua việc giải phóng hóc môn chính là vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi của não đóng vai trò điều khiển thân nhiệt, cơn đói, sự khát hay sự mệt mỏi, cảm xúc và quan trọng nhất chính là đồng hồ sinh học của mỗi con người, thứ có liên quan đến giấc ngủ của chúng ta.

Có khá nhiều yếu tố cùng kết hợp lại khiến bạn muốn ngủ hoặc thức dậy. Chúng thường luân phiên xoay vòng trong suốt 24 giờ một ngày và đó chính là đồng hồ sinh học của mỗi con người. Một trong những yếu tố khiến bạn buồn ngủ chính là sự hiện diện của Adenosine, một hợp chất có khả năng ngăn chặn sự tỉnh táo của con người và làm trì trệ quá trình các chất dẫn truyền thần kinh đi tới não. Hợp chất này thường sản sinh rất nhiều trong não khi bạn thức, đạt đến đỉnh điểm vào ban đêm, và bị phân hủy bởi cơ thể khi bạn ngủ.

 Cơ thể luôn có những sự thay đổi nhất định từ sáng tới tối.
Cơ thể luôn có những sự thay đổi nhất định từ sáng tới tối.

Cơ thể bạn cũng phản ứng theo môi trường sáng hoặc tối để điều hòa giấc ngủ. Khi ánh sáng thâm nhập vào mắt bạn, vùng dưới đồi của não được kích thích. Từ đó dẫn đến một phần khác trong vùng dưới đồi, được gọi là nhân trên chéo – SCN (suprachiasmatic nucleus), phát ra tin hiệu đến các bộ phận trên cơ thể và điều khiển cảm giác buồn ngủ hay tỉnh táo của bạn.

Khi màn đêm buông xuống, vùng SCN của bạn sẽ sản sinh ra một loại hóc môn tên là Melatonin khiến bạn giảm sự cảnh giác và gây cảm giác buồn ngủ. Vào buổi sáng thức dậy, vùng SCN lại sản sinh ra cortisol, một hóc môn khiến bạn muốn thức dậy bởi nó có khả năng kích thích các bộ phận trên cơ thể bạn hoạt động sau một thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm.

 Đồng hồ sinh học đơn giản của một người.
Đồng hồ sinh học đơn giản của một người.

Đồng hồ sinh học của mỗi người luôn khác nhau và thay đổi theo độ tuổi. Chẳng hạn trẻ em thường thích ngủ nhiều vào sáng sớm trong khi đó người lớn tuổi thường thích đi ngủ và dậy sớm hơn. Những người trong tuổi thanh thiếu niên thường giải phóng lượng melatonin vào tối muộn nên chính vì thế, tuổi teen luôn muốn thức khuya và dậy muộn. Trong khi đó, trẻ em mới sinh thường chưa có đồng hồ sinh học và hóc môn cortisol (khiến con người thức dậy, tỉnh táo) nên vì thế mà từ 2 tuần đến 9 tháng tuổi chúng thường ngủ suốt cả ngày.

Vậy thiếu ngủ có tác hại gì đến cơ thể ?

Việc thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến các nơ-ron thần kinh bị chết đi, đồng thời dẫn đến sự đột biến của các các gen trong tế bào cơ thể.

 Các tế bào thần kinh sẽ chết nếu bạn ngủ không đủ giấc.
Các tế bào thần kinh sẽ chết nếu bạn ngủ không đủ giấc.

Các triệu chứng của việc thiếu ngủ kéo dài sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều vào độ tuổi 32 đến 62. Bắt đầu từ việc mất ngủ sau đó dẫn đến sút cân, mất khẩu vị, rối loạn thân nhiệt, lo âu, hoảng loạn tâm trí hay các chứng sợ hãi khác. Dần dần, chúng dẫn đến các triệu chứng đãng trí, hành động mất kiểm soát. Và cái chết sẽ đến với bạn chỉ sau 12 đến 18 tháng kể từ những dấu hiệu trên xuất hiện.

Đôi khi bệnh mất ngủ cũng có thể di truyền, nếu bạn mắc phải thì ít nhất là 50% bạn sẽ truyền nó cho con cái. Tuy nhiên đừng lo lắng quá bởi vì trên thế giới chỉ có hơn 40 gia đình mới được xác nhận là có di truyền bệnh thiếu ngủ, tức trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Đọc ngay những điều này để biết tác hại của việc thiếu ngủ đáng sợ thế nào, không phải chuyện đùa!

Đối với một người bình thường, việc ngủ một ngày 6 tiếng vào ban đêm trong vòng một tuần sẽ dẫn đến sự thay đổi tới hơn 700 gen trong người. Những thay đổi đó ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm đến tế bào và cơ thể bạn. Sự thiếu ngủ còn dẫn đến tăng huyết áp và xơ vữa động mạch thậm chí là dẫn đến đột quỵ. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2011 từ các nhà khoa học đã cho thấy ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ khiến bạn có thêm 48% nguy cơ chết vì mắc phải các bệnh về tim. Nếu bạn vừa béo phì mà lại thiếu ngủ thì nguy cơ đột quỵ sẽ gấp 4 lần người bình thường.

Ngoài ra, thiếu ngủ còn dẫn đến sự tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 bởi khi bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ không sản sinh đủ insulin và khiến bạn ăn nhiều hơn nhưng cơ thể lại không có đủ khả năng để phân giải lượng đường bạn vừa thu nạp.

Không chỉ ảnh hưởng tới tim mạch hay cơ thể, chứng thiếu ngủ sẽ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng đối với hệ thần kinh. Việc thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến bạn nhớ lại nhiều gấp hai lần những kỉ niệm tiêu cực hơn là tích cực, chưa kể, nó còn khiến bạn hình thành tâm trạng buồn bực, khó chịu, thậm chí là gây mất trí nhớ.

 Ngủ đủ giấc khiến bạn không mắc phải chứng Alzheimer.
Ngủ đủ giấc khiến bạn không mắc phải chứng Alzheimer.

Trong khi đó, việc ngủ đủ giấc sẽ giúp não bạn chống lại các tế bào gây hại tới hệ thần kinh, ngăn chặn các bệnh thần kinh như Alzhemer (chứng mất trí nhớ). Nghiêm trọng hơn, nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ, nguy cơ mắc bệnh ung thư của bạn sẽ càng tăng. Việc thiếu ngủ sẽ tăng 50% khả năng xuất hiện các khối u, nhân tố quan trọng trong việc hình thành căn bệnh ung thư đáng sợ.

Tóm lại, ngủ không đủ giấc có thể giết chết bạn. Vậy bạn cần phải làm gì?

Ngay từ bây giờ bạn hãy tôn trọng đồng hồ sinh học của mình và cố gắng đừng thay đổi chúng nếu không muốn phải nhận lấy bất kì một hậu quả xấu nào. Cố gắng ngủ đủ giấc và hạn chế sử dụng các chất kích thích, có chứa caffein trước khi ngủ và tuyệt đối không sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Tổng hợp

Theo Yan

Related Articles

Instagram chính thức cập nhật tính năng Avatar, và đây là cách để bạn kích hoạt nó

Với tính năng mới này, bạn có thể tự tạo các Instagram...

Cách tạo “bản sao” của chính mình trong hình ảnh

Thủ thuật dưới đây sẽ giúp người dùng tạo ra những bức...

Cách nâng cấp bảo mật cho tài khoản Zalo

Zalo trang bị nhiều tính năng giúp người dùng bảo vệ quyền...

Cách tránh bị làm phiền với tin nhắn rác trên iPhone

Thời điểm hiện tại, người dùng iPhone, iPad của Apple tại Việt...