Ánh sáng xanh làm giảm chất lượng giấc ngủ, tinh thần kém, phá vỡ đồng hồ sinh học trong cơ thể nếu con người tiếp xúc quá lâu ban đêm.
Nhà thần kinh học Stuart Peirson từ Đại học Oxford cho biết, tại cơ thể người, các tế bào trong mắt được gọi là Tế bào Quang võng mạc Quang mạc Nội tại (ipRGCs), chúng liên kết với não và cơ thể. Các IpRGC nhạy cảm nhất với các bước sóng ánh sáng xanh, phát ra từ các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng hay đèn led.
Việc các tế bào nói trên bị tác động bởi ánh sáng xanh có thể phá vỡ đồng hồ sinh học trong cơ thể, làm giảm chất lượng giấc ngủ, sức khỏe thể chất và tinh thần kém.
“Điều này có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng, dẫn đến thay đổi trong hành vi, ví dụ ăn ngủ thất thường”, tiến sĩ Stuart Peirson nói, theo ABC News.
Tuy nhiên, ánh sáng màu xanh lại rất tốt vào buổi sáng. Con người hoàn toàn có thể cảm nhận chúng một cách tự nhiên từ mặt trời.
Ảnh: ABC |
Trên thực tế, ánh sáng xanh hay ánh sáng nhân tạo đã được sử dụng để điều trị rối loạn tình cảm (SAD) trong một thời gian dài. Đây là một điều trị tiêu chuẩn và được chứng minh là có hiệu quả. Những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần nên tiếp xúc với ánh sáng xanh buổi sáng và hạn chế chúng vào ban đêm, để cơ thể thiết lập lại nhịp điệu tự nhiên, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng tốt hơn.
Theo báo cáo của Hiệp hội Hoàng gia Te Apārangi, một tổ chức thúc đẩy khoa học của NZ, nhiều người lầm tưởng ánh sáng xanh chỉ toàn có hại đến sức khỏe mắt, nhưng thực tế không phải. Chưa có chứng minh nào cho thấy mối liên hệ giữa ánh sáng xanh đến võng mạc, thậm chí thoái hóa điểm vàng. Con người nên lo lắng hơn về ánh sáng tia cực tím. Đây mới là một trong nhưng nguyên nhân chính gây ra tình trạng mù lòa.
Các nhà khoa học cho biết, nên làm mờ đèn và các thiết bị di động, máy tính bảng vào ban đêm khi sử dụng, thay thế bóng đèn trắng bằng những màu ấm như bóng đèn vàng để tốt cho sức khỏe.