Home Hỏi Đáp Ở lậu tại Úc và những điều cần phải biết – Phần 2
Hỏi ĐápVisa Úc

Ở lậu tại Úc và những điều cần phải biết – Phần 2

Đại diện di trú Đào Nguyễn tốt nghiệp Australian Migration Law & Practice tại Victoria Uniersity. Chị hiện đang làm việc tại Sydney, tiểu bang NSW.

www.Alouc.com – Ở phần 1, chúng tôi đã giới thiệu về vấn đề nảy sinh và nguyên nhân dẫn đến việc sống bất hợp pháp tại Úc, việc bị giam giữ và trục xuất về nước cũng như bị cấm trở lại Úc sau một thời gian dài

Xin mời độc giả cùng theo dõi tiếp phần 2 về vấn đề ” Ở lậu tại Úc và những điều cần phải biết”

Độc giả có thể xem lại phần 1 tại link dưới đây : https://goo.gl/PRqvuA

Hiểu như thế nào cho đúng về việc “ở lậu tại Úc”

  • Trong chúng ta ai cũng biết, khi làm một việc gì đó không đường đường chính chính trên mặt pháp luật, thì gọi là làm lậu. Và việc ở lậu cũng tương tự, đó là không đường đường chính chính có visa trên mặt luật di trú. Trên thực tế, ở lậu chính là ở quá hạn visa (trừ một số trường hợp đến Úc không có visa hoặc không được nhập cảnh). Chắc hẳn, người Việt của chúng ta chẳng còn xa lạ gì với 2 từ ở lậu, và không ít người nằm trong trường hợp này.

>>Xem thêm: 2 nông trại lớn nhất nước Úc bị “tố” sử dụng lao động bất hợp pháp

  • Người ở lậu được xem là người sống bất hợp pháp tại Úc. Từ “ở lậu” được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người Việt chúng ta sau những năm 1990, dành cho những người qua Úc sau này (sau thời vượt biên) mà ở quá hạn visa. Tất nhiên, thuật ngữ này chẳng là của riêng ai, và đó là từ dùng trong đời thường mà chúng ta sử dụng khi nói đến một người ở quá hạn visa. Vậy thì hiểu như thế nào cho chính xác? Theo luật di trú Úc, một người tại Úc mà không có visa hợp lệ được gọi là “unlawful non-citizen”, dịch ra tiếng Việt một cách chính xác hơn đó là “ngoại dân Úc bất hợp pháp”.

Vậy thì người ở lậu – ngoại dân Úc bất hợp pháp sẽ bị gì?

Quyền xin visa mới sẽ bị giới hạn, nhưng không có nghĩa là bị cấm hẳn.

Khi ở lậu tại Úc thì quyền xin visa của bạn cũng bị giới hạn. Cụ thể hơn, là bạn sẽ bị giới hạn về loại visa được nộp. Điều luật giới hạn này được căn cứ vào điều khoản 3,4 và 5 theo luật di trú. Điều này sẽ rất ảnh hưởng đến việc nộp visa ở nước Úc về sau này. Cụ thể các điều khoản như sau:

Luật di trú Úc rất phức tạp

Điều khoản 3: đây là điều khoản áp dụng cho đa số tất cả các loại visa. Tất nhiên, các loại visa vợ chồng, lao động, di dân tay nghề…v..v đều áp dụng điều khoản này. Mục đích chính của điều khoản này đó chính là ngăn chặn những người ở quá hạn visa tại Úc nộp visa mới. Và bắt buộc nhưng người ở quá hạn phải đi ra khỏi nước Úc để xin visa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể Xin Miễn Điều Khoản 3. Đúng vậy, mặc dù bộ di trú đưa ra điều khoản 3 để cấm việc ở lậu sau đó xin visa trong nước Úc, nhưng một số trường hợp đặc biệt có thể xin miễn điều khoản 3 này, nếu họ có lý do bắt buộc và thuyết phục.  Có nhiều người thắc mắc là vì sao người này ở lậu được nộp visa, người kia ở lậu không được nộp, thì đó là do từng hoàn cảnh của mỗi người mà có thể xin miễn điều khoản 3.

Nếu bạn đang ở trong tình trạng này và không biết mình có thể xin miễn hay không, bạn có thể liên hệ Đào để được tư vấn riêng về trường hợp của mình.

Điều khoản 4: điều khoản này cũng áp dụng cho đa số các loại visa. Đây là điều khoản nói về lợi ích công cộng (public interest) , ví dụ như: sức khỏe, nhân phẩm, an ninh và thời gian cấm vận. Ở đây Đào sẽ nói sơ qua về thời gian cấm vận. Thông thường, thì điều khoản 4, mục 4013 và 4014 sẽ được áp dụng cho các loại visa tạm trú và sẽ ảnh hưởng đến việc người ở quá hạn visa trở về Việt Nam và muốn xin visa sang lại Úc. Cụ thể là người ở lậu tại Úc sau khi về Việt Nam sẽ bị cấm 3 năm để xin loại visa mới. Nhưng trường hợp này không cấm đối với một số loại visa thường trú Úc.

Điều khoản 5: Mục đích của điều khoản này là để cấm vĩnh viễn người bị trục xuất (deportation) quay trở lại Úc hoặc người bị trả về nước (removal) phải nộp đơn sau 12 tháng sau khi bị trả về nước. Việc bị trả về nước khác với trục xuất. Nếu bạn bị trả về nước và muốn nộp đơn quay trở lại Úc, bạn phải có lý do bắt buộc và lý do đó phải thuyết phục bộ di trú để họ cấp cho bạn visa trước thời gian 12 tháng bị cấm.

Điều kiện 8503: Nếu trên visa của bạn có điều kiện này, tức là bạn không thể nộp thêm visa nào khác ngoại trừ visa bảo vệ.Tuy có nhiều bạn nghe về điều kiện này, nhưng không biết mục đích của nó là gì. Ở đây, mục đích chính của điều kiện này trên visa là để ngăn chặn người đến Úc bằng visa tạm thời nộp xin các loại visa khác. Thông thường, trên visa du lịch mà dạng gia đình bảo lãnh sẽ có điều kiện này. Và nhiều năm trước, điều kiện này rất phổ biến cho các loại visa du lịch.

Ảnh một bạn xin và được cấp visa để ra khỏi trại di trú Villawood

Nhiều người ở lậu tại Úc mà trên visa cũ có điều kiện 8503 này sẽ không được nộp thêm visa khác. Tuy nhiên, điều kiện này cũng có thể được xin miễn. Để xin miễn điều kiện này, người nộp đơn phải chứng minh được lý do bắt buộc và lý do đó phải nằm ngoài sự kiểm soát của người nộp đơn.

Bị bắt vào trại di trú Úc.

Cơn ác mông của những người ở lậu tại Úc đó chính là bị phát hiện, bị bắt giam và trả về nước. Đào đã làm việc với nhiều trường hợp ở lậu, những người này cho biết họ luôn sống trong sợ hãi. Khi có ai đến gõ cửa, họ rất lo lắng và chạy đi trốn, dù chỉ là người đưa thư nhưng họ không biết liệu rằng có phải bộ di trú không, và không dám mở cửa, tức tốc cầm vài trăm bạc và chạy ra sau nhà, để lỡ có gì thì sẵn sàng chạy trốn và có tiền phòng thân. Không nơi đâu mà họ có cảm giác an toàn trừ khi cầm được visa trên tay.

Bên cạnh những người ở lậu may mắn không bị phát hiện, thì cũng có những người kém may mắn hơn là bị phát hiện và bị bắt vào trại. Như Đào đã đề cập ở phần trước, thì người ở trong trại có quyền được hỗ trợ pháp lý và xin ra khỏi trại. Việc xin ra khỏi trại thực sự không đơn giản, tuy nhiên, cũng có nhiều đại diện di trú làm rất tốt trong việc này chứ không riêng 1 cá nhân hay tổ chức đặc biệt nào. Và một yếu tố không kém quan trọng để góp phần thành công trong việc ra khỏi trại đó là làm cho nhân viên di trú tin tưởng bạn sẽ chấp hành luật di trú khi ra khỏi trại. Điều này tùy thuộc vào mức độ phạm tội của bạn tại Úc, tình hình khả năng tài chính, và quan trọng là khi phỏng vấn họ thấy được mức độ thành thật của bạn.
Bạn có quyền kiện lên tòa nếu bộ di trú không cấp visa cho bạn ra ngoài.

Đại diện di trú Đào Nguyễn tốt nghiệp Australian Migration Law & Practice tại Victoria Uniersity. Chị hiện đang làm việc tại Sydney, tiểu bang NSW.

Việc bị giam rất dài dòng mà Đào không thể giải thích hết ở đây. Tóm tắt lại, bạn nên quan tâm đến tình trạng visa của mình. Nếu bạn đang ở lậu, bạn nên gặp đại diện di trú để hướng dẫn về các loại visa bạn có thể nộp để được ở Úc một cách hợp pháp.

Mọi thắc mắc hỏi đáp,xin vui lòng gửi về theo địa chỉ : [email protected]

Kính mời độc giả xem tiếp phần 3 vào ngày 8/2/2017

Các bài viết nổi bật của di trú Đào Nguyễn về di trú Úc

Quỳnh Thư/ Báo Alo Úc

Related Articles

Làm sao để gia hạn hay làm mới passport Úc nhanh hơn?

Biên giới quốc tế mở rộng cửa, các hạn chế biên giới...

Việt Nam: Trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?

Việc đổi số khi chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang...

Hố sụt “tử thần” xuất hiện do nguyên nhân nào?

Liên tiếp gần đây, nhiều hố tử thần sâu hoắm đã xuất...

‘Hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Bạn đọc hỏi: Mã ‘hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn...