Home Hỏi Đáp Tìm hiểu về visa tị nạn Úc – Nên hay không nên chuyển sang visa tị nạn Úc
Hỏi ĐápVisa Úc

Tìm hiểu về visa tị nạn Úc – Nên hay không nên chuyển sang visa tị nạn Úc

Lý do bị hủy visa Úc

www.Alouc.com – Thời gian vừa qua có hàng ngàn người, không chỉ du học sinh Việt Nam nói riêng, mà du học sinh từ các nước như Trung Quốc, Ấn độ, các nước Trung Đông …. nói chung, rỉ tai nhau, mách bảo nhau về việc nộp visa tị nạn Úc để xin thường trú Úc. Hoặc có một số bạn nghe lời dụ dỗ của một số người không chuyên nghiệp để xin visa tị nạn với số tiền lên đến vài chục ngàn đô.

Hôm nay, biên tập viên báo Alo Úc sẽ cùng với đại diện di trú Đào Nguyễn giải thích rõ về loại visa này. Đây là loại visa gì?

Loại visa tị nạn Úc này dành cho ai? Điều kiện để xin visa tị nạn Úc này như thế nào? Hệ lụy của việc xin visa tị nạn này nếu không thành công?

>> Xem thêm: CẢNH BÁO: Lừa đảo giả danh Bộ Di Trú Úc nhắm vào di dân để đòi tiền

Visa tị nạn Úc là gì?

Thật chất, visa tị nạn Úc là tên gọi chung chung của đại đa số người dân ở Úc. Có hai loại visa mà bộ di trú Úc dùng cho những người tị nạn:

  • Refugee visa – visa tị nạn: Loại visa này dùng cho những người đã rời bỏ đất nước của mình đến sinh sống tại một quốc gia khác mà không phải là nước Úc, và từ đó, nộp đơn xin để tị nạn đến Úc.
  • Protection visa – visa bảo vệ: Loại này dành cho những người đến Úc bằng các loại visa hợp pháp theo đường bay và sau đó nộp đơn xin visa bảo vệ tại Úc.

Đối với những người có ý định đến Úc bằng tàu thuyền, thì hiện tại Úc đã đóng biên giới, không cho vượt biên đến Úc bằng thuyền rồi xin tị nạn nữa. Chính phủ Úc đang thông báo điều này trên các phương tiện đại chúng rất nhiều.

zing_nhapcu
Hiện tại Úc đã đóng biên giới, không cho vượt biên đến Úc bằng thuyền rồi xin tị nạn

Điều kiện để xin loại visa tị nạn Úc này

Để được chính phủ Úc bảo vệ và cấp visa định cư thì người tị nạn cần phải chứng minh họ là những người tị nạn theo đúng định nghĩa về người tị nạn được ghi rõ trong Công ước.

Cụ thể như sau:
Theo định nghĩa của Công Ước thì người tị nạn phải là những người: “Có một nỗi sợ hãi có căn cứ rằng họ bị chính quyền nơi họ sinh sống đàn áp, ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của những nhóm xã hội nào đó, hay vì lý do có chính kiến đối nghịch với chính quyền.

Theo công ước, thì có 5 lý do được công nhận để xin visa tị nạn/bảo vệ.

  1. Lý do chủng tộc
  2. Lý do tôn giáo
  3. Lý do quốc tịch
  4. Nguồn gốc xuất thân
  5. Ý kiến chính trị

Để xin được visa tị nạn/bảo vệ không phải là điều dễ dàng. Nếu các bạn đang có ý định nộp visa này để được định cư tại Úc, thì bạn phải xác định được rằng, bạn có nỗi sợ hãi thực sự, bạn sẽ bị ngược đãi, đàn áp thực sự khi trở về nước. Và những điều này phải được chứng minh rõ ràng. Bạn không thể chỉ nói miệng với bộ di trú Úc được, mà phải thực sự có bằng chứng.

Lời khai của bạn phải đi kèm với bằng chứng. Bộ di trú Úc rất khắt khe, nếu lời khai của bạn không khớp với những gì đã khai, hoặc lời khai sau trái với lời khai trước, thì bạn sẽ bị từ chối.

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn xin loại visa tị nạn Úc này.

Nếu như bạn đang có ý định muốn nộp visa tị nạn Úc trong khi bạn đang giữ visa học sinh. Đào khuyên rằng các bạn không nên. Vì nó có hệ lụy rất lớn, trừ khi bạn có lý do thực sự chính đáng đã nói ở trên.

Bởi vì nếu visa này bị từ chối, mà visa học sinh của bạn cũng hết hạn, thì sẽ rất khó khăn cho bạn khi xin một loại visa khác để ở lại Úc. Luật di trú Úc không đơn giản và dễ dàng như một số người lầm tưởng.

Có một số bạn nộp visa bảo vệ (protection visa) để kéo dài thời gian ở Úc sau khi visa bị hết hạn. Điều này thì cũng chỉ kéo dài cho bạn được thêm 1 thời gian mà thôi, chứ cũng không thể nào làm cho bạn có được thường trú Úc.

Và nếu như có ai đó hứa hẹn rằng sẽ xin cho bạn có được thường trú Úc. Bạn hãy xem xét kỹ xem người đó có phải nộp visa bảo vệ hay không. Và nếu thực họ là họ sẽ nộp visa này cho bạn, trong khi bạn không có lý do nào mà bị đàn áp, ngược đãi khi trở về nước, thì bạn đừng đưa tiền cho họ. Tránh để tiền mất tật mang

Đào Nguyễn tốt nghiệp tại Victoria University về Hệ Thống Pháp Lý & Luật Di Trú Úc. Chị hiện đang là Đại Diện Di Trú, đồng thời là Giám đốc “công ty luật di trú AUS’’
Đào Nguyễn tốt nghiệp tại Victoria University về Hệ Thống Pháp Lý & Luật Di Trú Úc. Chị hiện đang là Đại Diện Di Trú, đồng thời là Giám đốc “công ty luật di trú AUS’’

 

Bạn hãy nhớ rằng: Không chứng minh được sự sợ hãi thì không thể được công nhận là người tị nạn/ cần bảo vệ thật sự.

Bảo Ngọc/Báo Alo Úc

 

Mọi thắc mắc, hỏi đáp xin vui lòng gửi về theo địa chỉ : [email protected]

Xem thêm các viết về định cư tại Úc

Related Articles

Làm sao để gia hạn hay làm mới passport Úc nhanh hơn?

Biên giới quốc tế mở rộng cửa, các hạn chế biên giới...

Việt Nam: Trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?

Việc đổi số khi chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang...

Hố sụt “tử thần” xuất hiện do nguyên nhân nào?

Liên tiếp gần đây, nhiều hố tử thần sâu hoắm đã xuất...

‘Hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Bạn đọc hỏi: Mã ‘hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn...