Home Tin Nước Úc CẢNH BÁO: Lừa đảo giả danh Bộ Di Trú Úc nhắm vào di dân để đòi tiền
Tin Nước Úc

CẢNH BÁO: Lừa đảo giả danh Bộ Di Trú Úc nhắm vào di dân để đòi tiền

(www.Alouc.com) – Ủy hội Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng Úc (ACCC) hôm nay 04/10/2016 vừa cảnh báo di dân cẩn thận trước những kẻ lừa đảo mạo danh ‘Bộ Di Trú’ đe dọa trục xuất để đòi tiền.

ACCC cho biết đã nhận 300 báo cáo về những vụ lừa đảo cùng cách thức này từ tháng Ba tới nay, trong đó số tiền đã mất vào tay kẻ gian ghi nhận được hơn $150,000 đôla.

Cụ thể hơn, ACCC cho biết, những kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu vào người di dân và những người đang ở Úc với visa tạm trú (temporary visa).

lừa đảo

Delia Rickard, Phó Chủ tịch ACC cảnh báo những kẻ lừa đảo này thường thu thập thông tin cá nhân của các mục tiêu từ các trang mạng xã hội, làm cho những đòi hỏi nộp tiền có vẻ chính đáng hơn, và làm cho nạn nhân có vẻ tin hơn.

Hai chiêu bài lừa tiền phổ biến

ACCC nhận dạng hai chiêu thức lừa đảo phổ biến nhất giả danh Bộ Di Trú nhắm vào di dân.

‘Chiêu bài’ mà những kẻ lừa đảo hay dùng nhất là nhắm vào di dân mới đến tuyên bố hồ sơ di trú của họ gặp rất nhiều vấn đề hoặc visa của họ đang gặp trục trặc. Cách duy nhất đề sửa sai trong hồ sơ hay khắc phục tình trạng visa là phải trả một khoản phí, nếu không sẽ bị trục xuất khỏi Úc.

Gần đây, những vụ lừa đảo đã đi một bước xa hơn, nhắm vào những người đang giúp đỡ người thân hay bà con của họ ở ngoại quốc đến Úc định cư. Những kẻ lừa đảo tuyên bố người thân ở ngoại quốc của họ đã bị bắt hoặc sẽ bị giam giữ nếu không đóng tiền.

Số tiền trung bình bị lừa gạt mỗi vụ như thế này khoản $2,600 đôla, một số tiền đáng kể với những di dân chỉ vừa tới Úc, và những kẻ lừa đảo thường sẽ yêu cầu thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng hoặc thẻ quà tặng iTunes.

Những kẻ lừa đảo chọn hình thức lấy tiền qua thẻ quà tặng iTunes không cần thiết phải gặp mặt người bị hại để cầm một cái ‘thẻ’. Người bị hại sẽ được yêu cầu nộp tiền vào thẻ và gửi mã số thẻ cho kẻ lừa đảo.

“Những kẻ lừa đảo này có thể tạo áp lực bằng cách gọi điện thoại liên tục và quấy rối nạn nhân, thậm chí còn đe dọa sẽ gửi cảnh sát đến nhà nạn nhân”, bà Rickard cho hay.

Bộ Di Trú quan ngại

Bộ Di Trú lên tiếng trước những cuộc gọi lừa đảo giả danh họ gần đây. Một thông báo liên quan trên trang mạng của Bộ Di Trú mô tả sự việc khá chi tiết:

  • Kẻ gọi điện thoại (để lừa đảo) sẽ tự nhận mình là nhân viên của Bộ Di Trú, và đặc biệt là chỉ tự giới thiệu bản thân với tên (không kèm họ)
  • Số điện thoại hiện ra trên màn hình có thể y hệt như số điện thoại ở văn phòng

(Chú thích của SBS Vietnamese: Rất dễ để giả số điện thoại của văn phòng Bộ Di Trú, kẻ lừa đảo chỉ cần dùng app – ứng dụng trên điện thoại, thay đổi bất kỳ số điện thoại nào họ muốn hiện ra trên màn hình người nhận cuộc gọi)

“Bộ Di Trú và Biên Phòng không bao giờ yêu cầu đóng tiền qua điện thoại. Nếu có ai đó liên lạc với quý vị tự nhận họ là người từ Bộ Di Trú và yêu cầu quý vị đóng tiền, hãy cho chúng tôi biết trên Immigration and citizenship online report”, thông báo trên DIBP viết.

visa Úc
visa Úc

Bà Delia Rickard từ ACCC nhắc nhở người dân “Bộ Di Trú và Biên Phòng không bao giờ yêu cầu đóng tiền qua chuyển khoản ngân hàng hay tiền trong thẻ iTune” và “hãy cúp máy và đừng đáp ứng lại những yêu cầu đó”.

Bảo vệ chính mình

+ Nếu tự nhiên bạn nhận được cuộc gọi của một người tự nhận mình là nhân viên của Bộ Di Trú hay bất cứ cơ quan chính phủ nào, nói với bạn là bạn sẽ bị trục xuất khỏi Úc nếu không nộp một khoản tiền: Hãy cúp máy!

+ Nếu nghi ngờ về một người tự nhận gọi từ một cơ quan chính phủ, hãy liên lạc trực tiếp với cơ quan chính phủ đó. Đừng dùng số điện thoại, trang mạng hay email mà kẻ này cung cấp – tìm kiếm từ nguồn khác như danh bạ điện thoại hay tìm kiếm trên mạng

+ Đừng bao giờ gửi tiền qua hình thức chuyển khoản hay các hình thức khác cho người mà bạn không quen biết, không tin tưởng

+ Không bao giờ để lộ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hay chi tiết thẻ tín dụng qua điện thoại trừ khi đó là một người bạn tin tưởng và bạn hiểu rõ lý do người này gọi bạn. Nếu bạn nghĩ mình đã lỡ cung cấp những thông tin này cho kẻ lừa đảo, lập tức liên lạc với ngân hàng để ngưng mọi giao dịch

+ Hiểu biết những chi phí Bộ Di Trú yêu cầu cho loại visa của mình, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu lý do vì sao bạn cần đóng thêm tiền, kiểm tra những lệ phí mà Bộ Di Trú yêu cầu: http://www.border.gov.au/Trav/Visa/Fees

Visa Úc
Visa Úc

+ Hiểu rõ loại visa mình đang có, tình trạng của visa, và những quyền hạn / nghĩa vụ đi kèm. Rất nhiều trường hợp Bộ Di Trú không có việc gì cần liên lạc với bạn, và khi nhận được cuộc gọi từ người tự xưng nhân viên Bộ Di Trú và quan ngại, đừng cung cấp chi tiết cá nhân và hãy kết thúc cuộc gọi.

Bạn có thể báo cáo những vụ lừa đảo liên quan đến di trú cho Bộ Di Trú và Biên Phòng qua trang Immigration and citizenship online report.

Bạn có thể báo cáo những vụ lừa đảo cho Ủy hội Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng Úc – ACCC qua Scamwatch Report a scam hay gọi 1300 795 995.

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...