Home Hỏi Đáp Nên gửi tiền từ Úc về Việt Nam qua công ty tư nhân hay ngân hàng ?
Hỏi Đáp

Nên gửi tiền từ Úc về Việt Nam qua công ty tư nhân hay ngân hàng ?

(www.Alouc.com) – Nhiều người Việt tại Úc gửi tiền về cho gia đình tại Việt Nam ăn Tết ở các công ty chuyển tiền tư nhân bị giam tiền trong suốt 1-2 tuần. Lý do vì sao người Việt lại thích gửi tiền về Việt Nam qua các công ty tư nhân này thay vì nhà băng. Rủi ro nào có thể xảy ta với họ? 

Gửi qua công ty của người Việt: Nhanh, rẻ, tiện

Chị Lena Ánh Ngọc, nạn nhân của một vụ “giam tiền” liên lạc với SBS cho biết chồng của chị bị công ty chuyển tiền tư nhân của người Việt  tại Sunshine “lừa đảo”.

“Bình thường em chuyển tiền trong ngày là người nhà của em nhận được, sau 3 tiếng. Vậy mà lần này em chuyển đến 4 ngày mà mẹ chồng em vẫn chưa nhận được. Chồng em gọi điện liên tục cho công ty này nhưng không được, số điện thoại không liên lạc được. Em lo lắng chạy lên tận nơi thì họ hứa hẹn ngày này qua ngày khác. Có người chờ còn lâu hơn nhà em mà vẫn chưa nhận được.”

Chi Lena chia sẻ với SBS lý do vì sao chị lại chọn các công ty tư nhân để chuyển tiền, thay vì vào ngân hàng.

“Chuyển tiền qua các công ty này thì tiện hơn, họ gửi đến tận nhà. Mẹ chồng em đã 92 tuổi rồi, không qua đi ra ngân hàng được. Em thấy cộng đồng người Việt toàn vào các chỗ này gửi tiền.”

Trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Thân từ Sydney, SBS được biết các công ty chuyển tiền do người Việt làm chủ đều hoạt động theo đúng luật pháp Úc  và chịu sử quản lý của Cơ quan chống tham nhũng và rửa tiền của chính phủ Úc AUSTRAC (Australian Transaction Reports and Analysis Centre).

LS Nguyễn Văn Thân nhấn mạnh việc mở những công ty chuyển tiền về Việt Nam tại Úc là hoàn toàn hợp pháp. Các công ty tư nhân này đều phải hoạt động theo đúng điều lệ với Cơ quan chống tham nhũng và rửa tiền của chính phủ Úc AUSTRAC (Australian Transaction Reports and Analysis Centre). Do đó mọi khoản tiền chuyển đi và đến thông qua trung gian này đều phải thông báo với AUSTRAC, trừ những “công ty ma” chuyển tiền lậu.

Rủi ro nếu công ty phá sản và rửa tiền

Các công ty chuyển tiền do người Việt làm chủ đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người Việt là nhanh, tiện lợi, chi phí thấp. Khi một người giao tiền cho công ty tại Úc, thì một đối tác ở Việt Nam sẽ đem tiền đến cho người nhà.

“Không chỉ ngân hàng được phép chuyển tiền, mà các công ty được AUSTRAC quản lý đều có thể thực hiện việc này.

“Các công ty này chuyển tiền trong một ngày, nhanh hơn ngân hàng rất nhiều. Nếu chuyển tiền qua ngân hàng CBA ở Úc, thì người nhận phải đến Common wealth Bank ở Việt Nam, và nhiều khi cần có tài khoản của ngân hàng này. Do đó rất tốn thời gian”, LS Thân chia sẻ với SBS.

“Những công ty tư nhân nhỏ này có thể phá sản và người gửi tiền có thể mất tiền. Nói như vậy không có nghĩa là ngân hàng không thể bị phá sản. Nhưng chính phủ Úc sẽ không bao giờ để cho các ngân hàng này bị phá sản. Làm ăn với ngân hàng bao giờ cũng an toàn, bảo đảm hơn. Tuy nhiên các công ty nhỏ thì lại có lợi thế về vận tốc.”

LS Thân nhấn mạnh: “Khi gửi một số tiền nhỏ, không quá nhiều, dưới $500 cho bà con, người thân và muốn gia đình nhận ngay thì có thể sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên nếu gửi số tiền lớn, quý vị nên cân nhắc”.

Vậy việc chuyển tiền qua các công ty tư nhân như thế này có rủi ro gì, so với dùng ngân hàng, chị Quyên Lê, giám đốc thương vụ của  công ty Finane Group và chuyên viên đầu tư bất động sản của RayWhite, văn phòng Hurlstone Park cho SBS biết ẩn sau những vụ chuyển tiền như thế này có thể là các thương vụ phi pháp hoặc rửa tiền.

“Các công ty chuyển tiền cần ID của người gửi, với những số tiền trên $10,000, thì người gửi phải điền vào tờ khai cho AUSTRAC.

Các thông tin này đều liên quan đến sở thuế, Centrelink. Do đó nhiều người nhận tiền thất ngiệp hay ăn trợ cấp của Centrelink không muốn vào ngân hàng gửi tiền”, chị Quyên Lê cho SBS biết.

“Một số dịch vụ lạm dụng điểm này của người Việt. Trước đây một số công ty của người Việt đã bị bắt vì chuyển lậu tiền không khai báo như “Quê Hương” ở Cabramatta Sydney, Xuân Nhượng ở Melbourne”.

“Nếu chuyển tiền mà giam tiền đến 1 tuần là hoàn toàn sai và cố tình lường gạt khách hàng”.

“Nhiều người Việt tin vào các công ty tư nhân chuyển tiền, tuy nhiên một số công ty cũng lạm dụng để rửa tiền ra nước ngoài”.

“Nếu chuyển một số tiền trên $10,000 mà không khai báo sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Nhiều người có thể là nạn nhân của những vụ rửa tiền. Một người nào đó ở nước ngoài mượn tài khoản ngân hàng của một người bên đây để chuyển hàng trăm ngàn đô ra nước ngoài và hứa hẹn cho nạn nhân vài chục ngàn tiền phí.”

Related Articles

Việt Nam: Trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?

Việc đổi số khi chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang...

Hố sụt “tử thần” xuất hiện do nguyên nhân nào?

Liên tiếp gần đây, nhiều hố tử thần sâu hoắm đã xuất...

‘Hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Bạn đọc hỏi: Mã ‘hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn...