Home Cộng Đồng “Thừa nước đục thả câu”: Bắc Kinh lợi dụng dịch bệnh bùng phát đẩy mạnh yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông
Cộng Đồng

“Thừa nước đục thả câu”: Bắc Kinh lợi dụng dịch bệnh bùng phát đẩy mạnh yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông

Hình ảnh tàu cá Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm tại Biển Đông

Khi nước Mỹ đang nỗ lực ngăn chặn đại dịch bùng phát trong nước, Trung Quốc đã triển lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới.

Đầu tháng này, tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (theo qui định UNCLOS 1982 vùng biển này hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam), hành động này “đã vi phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời đe dọa tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của ngư dân Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu. Sự việc đánh dấu lần thứ hai trong vòng một năm tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa. Không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này và mỉa mai tuyên bố tàu đánh cá bằng gỗ của Việt Nam đã va chạm với tàu bảo vệ vỏ thép 4301 của họ và tự chìm.

Hình ảnh tàu cá Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm tại Biển Đông

Tuyên bố này thật khó tin và không tránh khỏi những lời chỉ trích.Hoa Kỳ cũng lên án vụ việc, gọi đây là hoạt động mới nhất trong chuỗi hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.Trong số các nước ASEAN, Philippines là nước đầu tiên ủng hộ Việt Nam bằng cách gọi các yêu sách lịch sử “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là giả tưởng.Bộ Ngoại giao Philippines đã nhắc lại kinh nghiệm tương tự khi 22 ngư dân Philippines bị bỏ lại trên biển sau khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại Bãi Cỏ Rongnăm ngoái – khu vực thuộc vùng biển Phillippines.Tia sáng đoàn kết hiếm hoi đến từ Manilla cho thấy Bắc Kinh khiêu khích cả những quốc gia thân thiết trong khu vực để đạt được lợi ích.

Cùng sự việc này, tuần trước Bắc Kinh đã thành lập một khu hành chính trên quần đảo Hoàng Sa và một khu vực khác trên quần đảo Trường Sa. Hai quận, được gọi là Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha), nằm dưới sự kiểm soát của thành phố Tam sa (Sansha), bao gồm nhiều hòn đảo và rạn san hô hiện đang bị chiếm giữ bởi công dân hoặc quân đội Việt Nam.Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Bộ Nội vụ Trung Quốc đã phát hành tên chính thức và tọa độ của 80 đảo, rạn san hô, đường nối, bãi cát, rặng núi thuộc khu vực trên tuy nhiên hầu hết các thực thể trên đều nằm dưới nước khi thủy triều lên.Lần cuối cùng Trung Quốc ban hành một danh sách như vậy là vào năm 1983 khi họ đặt tên cho 287 thực thể địa lý trên vùng biển tranh chấp.Như đã nói, “lịch sử đã lặp lại”, Trung Quốc một lần nữa sử dụng thể chế và khuôn khổ pháp lý của riêng mình để theo đuổi yêu sách ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia Việt Nam lo ngại động thái này là cái cớ cho các hành động mạnh mẽ hơn, bao gồm cả khả năng can thiệp quân sự.

Việt Nam không phải nạn nhân duy nhất trong các chiến dịch tấn công gần đây của Trung Quốc.Thứ năm tuần trước, Bắc Kinh đã gửi tàu khảo sat Haiyang Dizhi 8 (HD8) tới vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Tàu HD8 đã tham gia vào cuộc đình chiến kéo dài một tháng tại vùng biển Việt Nam vào năm ngoái. Lần này, tàu Trung Quốc được cho là thực hiện nhiệm vụ theo dõi các tàu thăm dò dầu khí được vận hành bới công ty dầu khí nhà nước Malaysia Petronas. Đáp trả hành động trên, Mỹ đã gửi tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu khu trục USS Barry và tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill tới khu vực này cùng một tàu của hải quân Úc.

Hình ảnh Tàu tấn công đổ bộ USS American của Hải quân Mỹ tại Biển Đông vào tháng 4/2020

Theo báo Global Times (Thời báo Hoàn cầu), cơ quan ngôn luận tiếng Anh của Bắc Kinh, dẫn lời một chuyên gia Trung Quốc nói rằng COVID-19 đã hạ thấp đáng kể khả năng triển khai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù khôngthừa nhận chính thức, nhưng điều đó phản ánh nhận thức chung rằng đại dịch đang mang đến cho Bắc Kinh cơ hội hiếm có để biểu dương sức mạnh, đặc biệt là khi Trung Quốc đang hồi phục trong khi các cường quốc khác đang bận rộn đối phó với điều tồi tệ nhất sắp xảy ra. Không phải ngẫu nhiên cùng với sự xâm lược mới ở Biển Đông, Bắc Kinh tiếp tục có các hoạt độngkhuấy động ở eo biển Đài Loan cũng như tăng cường đàn áp các phong trào dân chủ ở Hồng Kông.

Tất cả các động thái trên đều phù hợp với chính sách của Bắc Kinh về việc tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy lợi ích của riêng mình. Nhiều chuyên gia nhận định có thể Trung Quốc đang lên kế hoạch cho chiến lược bành trướng sau đại dịch.Tuy nhiên, lần này có thể bị phản tác dụng.

Trước hết, Mỹ có thể bận rộn với việc đối phó với đại dịch nhưng sẽ không cho phép các quốc gia khác sửa đổi hiện trạng một cách dễ dàng.Đáp lại những diễn biến gần đây ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo Bắc Kinh hãy ngừng khai thác sự mất tập trung hoặc dễ bị tổn thương của các quốc gia khác khi phải đối phó với dịch Covid-19 để mở rộng yêu sách phi lý của họ.Việc triển khai hoạt động thực địa của Hoa Kỳ tại các vùng biển tranh chấp chứng minh rằng đó không phải lời nói đãi môi.

Tiếp đó, sự gây hấn sẽ phản tác dụng khi Trung Quốc đang muốn đẩy nhanh thiết lập Bộ quy tắc ứng xử (CoC) ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines, bình luận “điều quan trọng là phải tránh những sự cố như vậy [vụ chìm tàu cá Việt Nam] và sự khác biệt được giải quyết theo cách tăng cường đối thoại và tin tưởng lẫn nhau”. Các hành vi lạm dụng này sẽ chỉ làm lu mờ mọi nỗ lực mà Bắc Kinh đã thực hiện trong những năm gần đây liên quan đến các cuộc thảo luận của CoC.

Cuối cùng, các hành động cơ hội sẽ cô lập Trung Quốc trong khu vực. Các nước ASEAN, cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản, nếu cần, có thể đồng lòng để ngăn chặn các mối đe dọa đến từ Bắc Kinh ở Biển Đông trong tương lai.

Hoàng Tuấn

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *