Home Cộng Đồng Dư luận quốc tế lên án sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Cộng Đồng

Dư luận quốc tế lên án sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Tàu chiến của Mỹ và Australia tại khu vực Biển Đông (Tàu tấn công đổ bộ USS America (LHA 6), trái, đi tàu chiến có tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoàng gia Australia HMAS Parramatta (FFH 154), tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh-Burke USS Barry (DDG 52) và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Bunker Hill (CG 52).

Trung Quốc đang đối mặt với phản ứng dữ dội của dư luận quốc tế khi đẩy mạnh các yêu sách phi pháp ở Biển Đông trong bối cảnh đại dịch coronavirus bùng phát. Những sự cố và lời bịa đặt gần đây cho thấy Bắc Kinh đang sử dụng tình hình hiện tại để gia tăng sự gây hấn đối với các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Quốc đang đối mặt với phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế khi đẩy mạnh yêu sách phi pháp ở Biển Đông, trước đó Trung Quốc đã tuyên bố thành lập hai khu hành chính mới trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi họ tuyên bố kiểm soát một cách bất hợp pháp.

Một mặt Trung Quốc tham gia vào chính sách ngoại giao mặt nạ (cung cấp vật tư, y tế cho các quốc gia khác) nhưng mặt khác sử dụng đó là vũ khí công kích chiến lược, ông Richard Heydarian, cựu cố vấn chính phủ của Philippines phát biểu.
Tất cả các việc làm đó là một phần trong chiến lược của Trung Quốc, không chỉ giúp đỡ các nước láng giềng đối phó với sự bùng phát của dịch coronavirus mà còn là lý do để đình chỉ sự ghé thăm các quốc gia này của Hải quân Mỹ.

Tàu chiến của Mỹ và Australia tại khu vực Biển Đông (Tàu tấn công đổ bộ USS America (LHA 6), trái, đi tàu chiến có tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoàng gia Australia HMAS Parramatta (FFH 154), tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh-Burke USS Barry (DDG 52) và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Bunker Hill (CG 52).

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi những phát biểu của Trung Quốc về vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam là hành động gây hấn và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia.

Vào ngày 2/4, tàu Trung Quốc đã va chạm và đâm chìm tàu cá Việt Nam, thu hút làn sóng chỉ trích của dư luận quốc tế về trong đó có Mỹ và Philippines, lên án Trung Quốc vi phạm lãnh thổ trên biển, đồng thời bất chấp đại dịch COVID-19, tiếp tục đẩy mạnh hành vi xâm lược và vi phạm quyền chủ quyền các quốc gia ở Biển Đông.

“Đại dịch Covid-19 là mối đe dọa, đòi hỏi sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau. Đối mặt với điều đó, việc gây hấn và tuyên bố chủ quyền lịch sử giả tưởng đều có thể châm ngòi các sự cố như vậy”. Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố.

Vụ việc tương tự đã xảy ra vào tháng 6 năm 2019 khi tàu cá Trung Quốc đi vào vùng biển Philippines và đâm chìm các tàu cá Philippines.

“Bộ Ngoại giao Mỹ phản đối mạnh mẽ sự gây hấn của Trung Quốc”, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo phát biểu trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tuần trước, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc đang ép buộc các nước láng giềng ở Biển Đông không được hoạt động trên vùng biển thuộc “đường lưỡi bò” phi lý , thậm chí đi xa tới mức còn đâm chìm tàu cá các nước này.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne cho biết chính phủ Australia rất quan ngại về việc Trung Quốc “làm gián đoạn” hoạt động khai thác tài nguyên của quốc gia khác; tuyên bố thành lập khu hành chính mới của Trung Quốc tại các thực thể đang tranh chấp; và đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Các sự cố và lập luận vô lý của Bắc Kinh cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục tận dụng đại dịch Covid-19 để có các hành động ngang ngược trên thực địa ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã sáng tạo câu chuyện về sự cố đầu tháng 4, tàu Trung Quốc đã cố gắng tránh tàu Việt Nam nhưng ngư dân Việt Nam vẫn đâm vào tàu cảnh sát biển của Trung Quốc, tuy nhiên không hể đưa ra bất cứ lý do giải thích tại sao tàu Việt Nam lại đâm tàu Trung Quốc và cộng đồng quốc tế đã đặt câu hỏi về sự giải thích của Trung Quốc.

Trung Quốc trả đũa các hành động của các nước tại Liên Hợp Quốc

Nhiều chuyên gia cho rằng vụ đâm chìm tàu ​​cá Việt Nam là để trả đũa cho hoạt động ngoại giao của Việt Nam khi đệ trình công hàm phản đối yêu sách chủ quyền tại Biển Đông của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 3.

Công hàm thể hiện theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), bộ luật duy nhất được quốc tế công nhận về vấn đề lãnh thổ hàng hải, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cường điệu và không có cơ sở pháp lý. Do đó, Bắc Kinh sử dụng yêu sách đối với các thực thể chìm dưới mặt biển làm cơ sở cho lãnh thổ hàng hải là vô căn cứ.

“Việt Nam phản đối yêu sách trên Biển Đông vượt qua các ranh giới như đã được nêu trong UNCLOS 1982, bao gồm các yêu sách liên quan đến quyền lịch sử”, công hàm nêu rõ. “Những tuyên bố của Trung Quốc không có giá trị pháp lý”.

Công hàm của Việt Nam gần đây thuộc chuỗi hoạt động của các quốc gia Đông Nam Á tại Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Những hành động này là lời đáp trả cho những chiến thuật Trung Quốc sử dụng để xây dựng yêu sách của họ.

“Sự cố” trên biển thể hiện chiến lược tiếp tục đe dọa của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, chiến thuật chính của Trung Quốc là nhắm vào tàu đánh bắt cá của Việt Nam, Malaysia hoặc Philippines hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Ngư dân Việt Nam mô tả tàu của họ bị đâm chìm bởi tàu Trung Quốc và cách tàu Trung Quốc bắt cóc, giam giữ bất hợp pháp những ngư dân được tìm thấy hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Tiếp đó, Trung Quốc sẽ thu thập dữ liệu các tàu cá này làm bằng chứng để buộc tội trước công luận quốc tế rằng các quốc gia Đông Nam Á cho phép tàu thuyền hoạt động tại vùng biển Trung Quốc với mục đích đánh bắt cá bất hợp pháp hoặc gián điệp. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc đang triển khai xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép và triển khai kế hoạch phát triển lò phản ứng hạt nhân nổi ở khu vực này để cung cấp năng lượng cho hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí.

Các “sự cố” trên biển Đông  thời gian gần đây đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về những hành động tiếp theo của Trung Quốc trong khu vực.

Khi Bắc Kinh ngày càng mạnh dạn hơn và muốn tập trung vào việc thăm dò và khai thác dầu khí trên biển thì Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực cho các quốc gia khác về yêu sách đối với tài nguyên dưới đáy biển. Trong động thái mới nhất, tàu Trung Quốc đã theo dõi một tàu thăm dò dầu khí được điều hành bởi công ty dầu mỏ nhà nước Malaysia Petronas đang hoạt động tại vùng biển nước này.

Ngoài ra, Trung Quốc bắt đầu tập hợp một nhóm tàu lớn tại Tam Á, ở phía nam đảo Hải Nam, bao gồm nhóm tàu Haiyang Dizhi (nhóm tàu Hải Dương) trước đây có liên quan đến các vụ việc gây hấn trên biển Đông. Nếu muốn tăng cường hoạt động thăm dò dầu khí, Trung Quốc sẽ điều động thêm nhiều tàu chiến hải quân và máy bay cảnh báo sớm để bảo vệ và hỗ trợ các nhóm tàu này.

Trung Quốc đã giă tăng các hoạt động gây hấn vào đúng thời điểm nguyên thủ các quốc gia kêu gọi hợp tác để đối phó đại dịch COVID-19 và đưa ra các biện pháp ngăn chặn đại dịch tương tự trong tương lai. Mỹ, Australia và các quốc gia khác kêu gọi thúc đẩy điều tra về nguồn gốc của coronavirus xuất phát từ Vũ Hán.

Hoạt động hung hăng của Trung Quốc ngay lập tức nhận được phản ứng trên thực địa của cộng đồng quốc tế. Mỹ đã đưa tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường lớp Bunker Hill và tàu tấn công đổ bộ vào vùng biển thuộc lãnh hải Malaysia mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vô lý. Australia cũng đã gửi một tàu khu trục Parramatta tới khu vực này. Sự đáp trả này là động thái quan trọng nhằm phản đối hoạt động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và thể hiện rằng cộng đồng quốc tế sẽ không khoan dung với các hoạt động gây hấn trên biển giữa đại dịch Covid-19.

Hoàng Tuấn

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *