Home Cộng Đồng Cuộc sống không tiền, không công nghệ của bộ tộc trên dãy núi Himalaya
Cộng Đồng

Cuộc sống không tiền, không công nghệ của bộ tộc trên dãy núi Himalaya

Tuy còn trẻ, nhưng cậu bé Jimmai đã trải qua những khó khăn gian khổ về vật chất nhiều hơn cả một người trưởng thành. Sinh ra trong một gia đình du mục sống trên dãy Himalaya tại cao nguyên Chang Tang, cậu bé này là một phần của lối sống đang dần biến mất. Bộ tộc Chang Tang-Pa kiên cường của cậu dành cả ngày để tìm thức ăn cho đàn dê sống trong núi tuyết và cố gắng hết sức mình để tồn tại trong một thế giới đang dần rời bỏ họ.

Nhiếp ảnh gia Cat Vinton đã được bộ tộc Chang Tang-Pa của Jimmai chào đón và cô đã dành hai tháng để tìm hiểu về lối sống du mục này.

Sinh ra trong một gia đình du mục sống trên dãy Himalaya ở cao nguyên Chang Tang, Jimmai là một phần của lối sống đang dần biến mất.
Lối sống đang dần biến mất: Vinton ở với một gia đình sống tại cao nguyên Chang Tang trên biên giới Tây Tạng-Ấn Độ và ngủ bên trong những túp lều dưới những tấm da bò.
Vinton được gia đình của Gaysto chào đón nồng nhiệt, đây là ảnh chụp của họ. Cô con gái 12 tuổi Sonam ở bên phải, con trai Karma ở phía trước cùng người vợ Yangyen bên trái.

Không có công nghệ, cuộc sống của bộ tộc Chang Tang-Pa vô cùng đơn giản và hoàn toàn phụ thuộc vào đất mẹ, Vinton mô tả lối sống này ‘thực sự có thể thay thế cho lối sống Tây phương”.

Sau khi Trung Quốc xâm lược Tây Tạng vào năm 1959, bộ tộc này buộc phải di chuyển lên cao nguyên Chang Tang, giáp biên giới Tây Tạng – Ấn Độ. Họ có thể sống như những người tị nạn trong các ngọn núi, nhưng được tự do đi lang thang và trao đổi buôn bán.

Cuộc sống của họ gắn bó với những con dê và cừu. Vinton nhìn thấy sự thân thiện của cô bé 12 tuổi tên là Sonam. Cô bé hát cho những con vật nghe và mạo hiểm qua dãy núi cao trong nhiều ngày liền để tìm kiếm những đồng cỏ mới cho chúng.

Cô bé cũng chịu trách nhiệm đảm bảo sữa và thức ăn cho những con non – một nhiệm vụ khó khăn khi hầu hết vùng đất chăn thả nằm dưới một lớp tuyết dày.

Sonam có trách nhiệm đảm bảo sữa và thức ăn cho những con dê non – một nhiệm vụ khó khăn khi hầu hết đất chăn thả đều nằm dưới một lớp tuyết dày.

Vinton đã phát hiện rằng 56 năm trước, bố của Sonam – ông Gaysto, lúc đó còn là một cậu bé 7 tuổi, đã di chuyển nhiều tuần liền trên chính đôi chân mình để trốn chạy khỏi sự xâm lược của Trung Quốc.

56 năm trước, lúc đó Gaysto là một cậu bé 7 tuổi đã di chuyển trong nhiều tuần liền bằng đôi chân của mình để trốn chạy quân Trung Quốc xâm lược. Khi đến những ngọn núi này, họ buộc phải bắt đầu một lối sống cổ xưa, ngủ dưới những tấm da bò trong những chiếc lều và sống nhờ đất mẹ.

Sau khi đến những ngọn núi này, người dân buộc phải chọn một lối sống cổ xưa, ngủ dưới những tấm da bò Tây Tạng trong những túp lều và sống nhờ đất mẹ.

Mẹ và con trai: Yangyen và Karma bên trong ngôi nhà của họ. Không có công nghệ, bộ tộc Chang Tang-Pa có một cuộc sống đơn giản, phụ thuộc hoàn toàn vào đất mẹ.

Điều thật sự đáng quý qua những sự kiện đau thương và dai dẳng này chính là sự kiên cường của người dân, sức mạnh kiên định của niềm tin và lòng quyết tâm phải sống sót”, Vinton nói.

Trong khi đó, cô sống và ăn như những thành viên khác trong bộ tộc, ngủ chung lều với gia đình, những con dê và cừu non.

Trả lời phỏng vấn MailOnline Travel, cô chia sẻ: “Tất cả chúng tôi cùng chia sẻ không gian sống và những tấm da – giữ ấm khi ngọn lửa đang lụi tàn qua đêm dài”.

Bữa ăn gồm thịt dê, mỡ dê, bánh bao Tây Tạng momos, trà Tây Tạng và rất nhiều tsampa (lúa mạch).

Bộ tộc Chang Tang-Pa không cần tiền và tồn tại chỉ nhờ vào buôn bán cùng trao đổi hàng hóa, chủ yếu là len sợi được làm từ những con dê ưu tú nhất của họ.

Bộ tộc Chang Tang-Pa không cần tiền và tồn tại chỉ nhờ vào buôn bán trao đổi hàng hóa, chủ yếu là sản phẩm từ những con dê ưu tú nhất. Bên trên là ảnh chụp một thành viên bộ tộc tên là Yangyen đang quay sợi.

Vinton đã nói rằng hiện chính phủ Ấn Độ đã độc quyền mua sản phẩm của họ.

“Bị ngăn cấm bán sợi cho bất kỳ ai khác, những người du mục buộc phải bán cho chính phủ, họ trả giá rất thấp cho những sản phẩm do bộ tộc sản xuất”, Vinton nói.

Đây là một gia đình theo Phật giáo rất mộ đạo và Vinton đã chứng kiến cảnh họ tụng kinh cầu nguyện của người Tây Tạng dưới ánh mặt trời vào buổi sớm.

Đây là một gia đình theo Phật giáo rất mộ đạo và Vinton đã chứng kiến cảnh họ tụng kinh cầu nguyện của người Tây Tang trong ánh mặt trời vào buổi sớm.

Một phần quan trọng trong văn hóa tôn giáo của họ là sự tôn sùng trí huệ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, một thứ mà ông Gaysto không thể cung cấp cho con cái mình.

Vinton chia sẻ: “Thật đáng buồn khi thu nhập ít ỏi không cho phép những bậc cha mẹ như Gaysto gửi con đến trường ở Làng trẻ em Tây Tạng tại Leh, thủ phủ của Ladakh”.

Sau khi những người du mục lùa đàn dê xuống sườn núi tuyết, họ nhanh chóng tập hợp lại để cho những con vật đói này ăn.
Một người phụ nữ tên là Yangyen đang làm món tsampa vào sáng sớm, một loại bột Tây Tạng được làm từ lúa mạch rang.

Vật dụng hiện đại nhất mà bộ tộc sở hữu là một chiếc máy khâu USHA cũ. Họ rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Thực ra, Vinton chỉ tìm thấy bộ tộc này khi gặp được một phụ nữ tên là Tashi, cô đã rời bộ tộc Chang Tang-Pa để đi học. Cô đã đồng ý đi cùng nữ nhiếp ảnh gia người Anh trong suốt 2 tháng ở đây.

Bộ tộc Chang Tang-Pa chủ yếu dựa vào tin tức truyền miệng và đối với gia đình cho Vinton ở cùng, thì chủ yếu nhờ vào ba cô con gái của họ. Các cô hiện đang sống đâu đó gần khu Leh, đã lập gia đình với những chàng trai đến từ các trại du mục khác.

Vinton thấy rằng: theo truyền thống, một người phụ nữ Tây Tạng có thể có nhiều hơn một người chồng, một ở nhà để giúp đỡ công việc hằng ngày và một chăn thả đàn gia súc ngoài thiên nhiên hoang dã.

“Họ im lặng chấp nhận sự mong manh vốn có trong lối sống của mình, bất chấp nhận thức sâu sắc về một thế giới đang thay đổi nhanh như chớp, và tác động khó vãn hồi của sự thay đổi này lên văn hóa truyền thống của họ“, Vinton nói.

Khi gia đình của Gaysto di cư theo mùa, họ để lại đằng sau những khu định cư tạm bợ của mình. Một năm sau, gia đình ông sẽ quay trở lại chỗ này.

Cô hy vọng rằng một ngày nào đó Sonam sẽ chia sẻ những bức ảnh này cho các con, những người không thể trải nghiệm di sản của thế hệ trước.

Tương lai trông có vẻ ngày càng bấp bênh cho Chang Tang-Pa.

Vinton cho biết tương lai trông có vẻ ngày càng bấp bênh cho Chang Tang-Pa và nói rằng cô hy vọng rằng loạt ảnh của mình sẽ là một hồ sơ hình ảnh lưu trữ văn hóa của họ ngày hôm nay và nhắc nhở chúng ta rằng vẫn còn những phong cách sống khác.

Theo Trí Thức Việt