Có thể tất cả chỉ là sự trùng hợp nhưng không ai trên thế giới có thể phủ nhận sự huyền bí, lạ lùng và không thể lý giải bằng lẽ thường về những lời tiên tri lịch sử ớn lạnh này bởi lẽ chúng chính xác đến từng chi tiết…
Thông thường, những lời tiên đoán thường được đưa ra dựa trên những cuộc thí nghiệm, thực hiện khoa học hoặc thống kê bằng cách phân tích thông tin có sẵn, hoặc đơn giản có thể là dực trên cảm giác trực quan về những gì có thể xảy ra trong những năm sắp tới của các vị học giả uyên bác. Nhiều người cho rằng, có thể tất cả những lời tiên tri dưới đây chỉ là sự trùng hợp nhưng khó ai có thể phủ nhận sự huyền bí, lạ lùng và không thể lý giải bằng lẽ thường bởi lẽ… chúng đã xảy ra, chính xác vào thời điểm mà lời tiên tri này đã dự đoán.
Dưới đây là những lời tiên tri chính xác đến kinh ngạc đã được lịch sử ghi nhận, mời các bạn cùng xem.
Nhà toán học Abraham de Moivre tính toán chính xác ngày chết của mình
Abraham de Moivre là nhà toán học người Pháp nổi tiếng với công thức Moivre chỉ ra được mối liên hệ giữa căn của số phức với lượng giác. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra công trình phân phối chuẩn và lý thuyết xác suất. Mặc dù khả năng tài chính không cho phép nhưng ông vẫn dành cả đời để thực hiện các nghiên cứu về lý thuyết xác suất và toán học. Từ những con số và công thức toán học, Abraham de Moivre đã công bố một học thuyết trong đó khẳng định con người có thể biết trước được ngày chết của mình.
Năm 1754, nhà toán học người Pháp Abraham de Moivre tiên đoán chính xác ngày chết bằng cách quan sát thấy thời gian ngủ của mình tăng thêm 15 phút mỗi ngày. Khi bước qua độ tuổi bát tuần, ông nhận thấy mình bắt đầu ngủ nhiều hơn vào mỗi đêm, cụ thể là thêm 15 phút mỗi ngày. Bằng cách đó, ông đã tính được ngày chết của mình vào lúc mỗi 15 phút như thế cộng lại tròn 24 giờ, tức là vào ngày 27/11/1754. Tất nhiên là không một ai tin ông cho đến khi Abraham de Moivre thực sự nhắm mắt xuôi tay vào đúng cái ngày mà ông đã dự đoán trước sự sững sờ và rùng mình của rất nhiều người.
Nhà thiên văn học Urbain Le Verrier ước lượng chính xác vị trí của sao Hải Vương
Vào năm 1845, sao Hải Vương đã được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết trước khi nó được phát hiện trực tiếp dựa trên sự nhiễu loạn bất thường trong quỹ đạo sao Thiên Vương. Kể từ khi William Herschel khám phá ra Thiên Vương tinh vào năm 1781, hành tinh thứ bảy trong Hệ Mặt trời này đã hoàn thành quỹ đạo quay quanh mặt trời vào năm 1847.
Sẽ không có gì đáng nói ở đây nếu các nhà thiên văn học không nhận thấy những điều bất thường khó giải thích một cách thỏa đáng theo định luật hấp dẫn của Newton về quỹ đạo của sao Thiên Vương. Một vài công bố tham số quỹ đạo được đưa ra vào năm 1821 cho thấy rất có thể có một vật thể nào đó đã làm nhiễu loạn quỹ đạo Sao Thiên Vương bằng tương tác hấp dẫn.
Năm 1845, nhà toán học, nhà thiên văn học người Pháp Urbain Le Verrier và người đồng sự của ông – John Couch Adams bắt đầu tính toán các tham số quỹ đạo của hành tinh này dựa trên những dữ liệu có sẵn. Cuộc nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn bởi Urbain Le Verrier không thể thuyết phục được bất kỳ người cùng ngành trong nước thực hiện quan sát tìm kiếm. Do đó, ông đã gửi các tính toán của mình tới Đài quan sát Berlin để nhờ giám đốc Đài quan sát Cambridge James Challis sử dụng kính thiên văn tìm kiếm hành tinh này.
Và thật bất ngờ, vào ngày 23/9/1846, dựa trên những gợi ý so sánh bản đồ bầu trời, lần đầu tiên vị trí của sao Hải Vương đã được tìm thấy sau chưa đầy một giờ quan sát bằng kính thiên văn. Điều đáng ngạc nhiên là vị trí chính xác của sao Hải Vương chỉ lệch 1° so với vị trí mà Urbain Le Verrier đã ước đoán.
Nhà văn Morgan Robertson tiên đoán chính xác thảm họa chìm tàu Titanic vào năm 1912
Trong cuốn tiểu thuyết “Futility, or the wreck of the Titan” (tạm dịch là Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan) xuất bản vào năm 1898, nhà văn người Mỹ Morgan Robertson đưa người đọc vào câu chuyện của một cựu sĩ quan hải quân hết thời trở thành một kẻ nghiện rượu và phải làm việc như một thuyền viên trên con tàu xa hoa Titan. Đó cũng là số phận của con tàu RMS Titanic vào 14 năm sau, chính xác đến cả địa điểm và nguyên nhân làm tàu chìm.
Trong tác phẩm này, tác giả đã làm không ít độc giả phải rùng mình về những mô tả vô cùng chi tiết về điểm tương đồng ma quái giữa Titan trong tiểu thuyết của ông và RMS Titanic từ cái tên tựa tựa nhau, mức độ xa hoa, tỉ lệ bị chìm gần như bằng 0 (cả hai đều được tuyên bố là không thể bị chìm), kích thước (Titanic dài 244 mét, Titan dài 269 mét), số lượng hành khách (Titanic chở 2.200 người, Titan chở 2.500 người), số xuồng cứu sinh không đủ để chở một nửa hành khách (24 trên Titan và 16 trên Titanic) cho đến nguyên nhân tàu chìm (cả hai con tàu đều đâm phải tảng băng trôi ở phía bên mạn phải). Thậm chí đến cả vị trí chìm tàu giữa Titan và Titanic cũng có sự tương đồng với nhau: cả hai đều vị chìm ở vùng biển cách đất liền khoảng 20 hải lý, cụ thể Titan 25 hải lý và Titanic 22,5 hải lý.
Nhà văn Edgar Allen Poe dự đoán chính xác thảm họa du thuyền Mignonette
Năm 1838, nhà văn Edgar Allen Poe đã giới thiệu một cuốn tiểu thuyết viết về một vụ đắm tàu, nơi ba người sống sót đã hy sinh người thứ tư – một cậu bé bồi tàu tên Richard Parker do lương thực cạn kiệt. Năm 1884, một thảm họa chìm tàu thực sự đã xảy ra và điều đáng kinh ngạc là ba người sống sót trong vụ tai nạn này cũng đã thịt một cậu bé làm việc trên tàu tên Richard Parker để sinh tồn.
Những người sống sót, Tom Dudley và Edwin Stephens mặc dù đã được cứu sống sau đó một tuần sau cái chết của cậu bé 17 tuổi Richard Parker nhưng khi trở về, họ vẫn phải đối mặt với bản án giết người. Dudley và Stephens đã bị kết án tử hình nhưng sau đó đã được khoan hồng, giảm án xuống còn 6 tháng tù. Mặc dù chính bản thân nhà văn Edgar Allen Poe đã dùng hai từ “ngớ ngẩn” để nói về sự trùng hợp này nhưng sự thật là chúng ta vẫn không thể phủ nhận mức độ ảnh hưởng của nó đối với những người vẫn luôn tin vào thuyết du hành thời gian.
Nikola Tesla dự đoán về sự xuất hiện của các thiết bị truyền tải thông tin không dây
Vào cuối thế kỷ 19, Nikola Tesla đã đề xuất một hệ thống phân phối điện viễn thông và hệ thống điện có thể cho phép “truyền tải năng lượng điện mà không cần dây” trên phạm vi toàn cầu. Đến cuối năm 1900, ông đã có đủ tiền để bắt đầu xây dựng một trạm không dây tại Wardenclyffe, New York, nơi mà ông tin rằng có thể truyền tải thông điệp qua Đại Tây Dương đến Anh và các tàu trên biển. Nhưng thật không may bởi dự án buộc phải ngưng lại vào năm 1906 do thiếu kinh phí. Tuy nhiên, vào năm 1909 ông tuyên bố trên New Yorks Time rằng, thế giới sẽ sớm xuất hiện những thiết bị cá nhân không dây cho phép truyền tải dữ liệu.
Viễn cảnh được Nikola Tesla tiên đoán rằng: “Sẽ sớm đến lúc một người ngồi trong phòng làm việc ở New York nhưng có thể điều hành nhân viên của mình ở London hay bất cứ nơi nào khác. Tất cả những gì anh ta làm chỉ đơn giản là đến bàn của mình, gọi và nói chuyện với bất kỳ thuê bao điện thoại nào trên thế giới. Nó là một thiết bị không quá đắt đỏ, thậm chí không mắc hơn một chiếc đồng hồ nhưng khả năng kết nối thông tin là vô hạn, nó sẽ cho phép người sử dụng đem theo đến bất cứ nơi nào họ muốn kể cả trên biển hoặc cách mặt đất hàng ngàn dặm. Người ta có thể lắng nghe hoặc truyền đạt mọi thông tin cho nhau mà không còn phải chịu sự lệ thuộc về khoảng cách địa lý”.
Và sự thật thì ngày nay, các thiết bị cá nhân không dây như điện thoại hay laptop đã trở nên phổ biến, điều mà có lẽ những người sống cùng thời với Nikola Tesla khó mà hình dung ra được.
Wernher von Braun dự đoán về sứ mệnh khám phá sao Hỏa
Wernher von Braun là một nhà vật lý tên lửa người Đức, kỹ sư về vũ trụ và kiến trúc sư không gian đã cho ra mắt tác phẩm “The Mars” (Das Marsprojekt xuất bản tại Tây Đức) kể về một chuyến thám hiểm của một tên lửa có người lái xuất phát từ Trái đất đến sao Hỏa. Theo mô tả trong cuốn sách, cụ thể là trong một dự án khám phá sao Hỏa, các phi hành gia khi đặt chân lên bề mặt sao Hỏa phát hiện hành tinh này đã có sẵn một nền văn minh tiên tiến.
Tuy nhiên, nhiều người phỏng đoán, những chi tiết trong cuốn sách “The Mars” rất có thể muốn ám chỉ một sự thật bị bưng bít, một bí mật động trời mà NASA sẽ không bao giờ muốn tiết lộ.
Jules Verne dự đoán chính xác tương lai thành phố Paris vào thế kỷ 20
Năm 1863, Jules Verne đã xuất bản một cuốn sách miêu tả thành phố Paris vào thế kỷ 20. Paris dưới ngòi bút của ông khi ấy là những tòa nhà chọc trời bằng kính, xe lửa tốc độ cao, ô tô chạy xăng, máy tính, các thành phố với thang máy và mạng truyền thông toàn cầu. Khi Jules Verne nộp bản thảo cuốn sách “Paris vào thế kỉ 20”, nhà xuất bản Pierre-Jules Hetzel đã từ chối cộng tác với lý do nội dung bên trong quá hư cấu đến mức không thể tin được.
Sau đó, bản thảo được cho là đã bị thất lạc trong một cái két an toàn và mãi 126 năm sau, người cháu chắt của Verne mới tình cờ tìm thấy. Nhận ra tầm nhìn vượt thời đại của tác phẩm, người cháu đã sắp xếp cho quyển sách được xuất bản vào năm 1994 và lập tức nó trở thành tác phẩm văn học bán chạy hàng đầu vào thời điểm đó.
Những dự đoán trong một cuốn sách ra đời vào những năm 1960 thật đáng kinh ngạc. “Paris vào thế kỷ 20” của Jules Verne mô tả chính xác đến từng chi tiết những công nghệ được phát minh cách đó hàng trăm năm như: xe ô tô chạy bằng động cơ đốt trong, trạm xăng, đường trải nhựa, tàu điện, tàu điện ngầm, tàu cao tốc, đèn điện, máy fax, thang máy, máy tính, mạng Internet, năng lượng gió, hệ thống an ninh tự động, ghế điện và nhiều tiến bộ khoa học khác. Cuốn sách cũng dự đoán chuẩn xác về sự xuất hiện của các khu ngoại ô, giáo dục phổ cập, các cửa hàng bách hóa và thậm chí tác giả còn đề cập đến một thời đại nam nữ bình quyền, nơi phụ nữ có thể lên đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhà văn Mark Twain tiên đoán chính xác về cái chết của mình
Năm 1909, Mark Twain đã đưa ra lời tiên đoán chính xác về cái chết của mình. Ông sinh ra vào năm sao chổi Halley xuất hiện (năm 1835) và nói rằng trong lần tới khi ngôi sao này trở lại, mình sẽ “ra đi cùng với nó” và sự thật diễn ra hoàn toàn đúng như vậy. Mark Twain sinh ngày 30/11/1835, chính xác là hai tuần sau khi Sao chổi Halley xuất hiện trên bầu trời nước Mỹ. Trong suốt cuộc đời mình, tác gia đại tài nhất nền văn học Mỹ đã phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, suy sụp tinh thần, thậm chí bị trầm cảm do cái chết của con gái, vợ, con trai và một người bạn thân.
Năm 1906, ông bắt đầu viết cuốn tự truyện của mình, tác phẩm mà sau đó được đăng trên tờ North American Review, trong đó ông viết: “Tôi đã đến cùng với Sao chổi Halley vào năm 1835. Vào cái lần nó lại bay qua Trái đất, tôi không có mong muốn nào hơn là sẽ được cùng Halley ra đi mãi mãi”. Sự việc quả như ông tiên đoán, vào ngày 21/4/1909, ông đã chết vì một cơn đau tim, đúng một ngày sau khi sao chổi Halley trở lại.
Johnny Bravo – phim hoạt hình tiên đoán chính xác về vụ khủng bố ngày 11/9
Trong tập “Chain Gang Johnny” trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Cartoon Network “Johnny Bravo” được phát sóng vào ngày 27/4/2001, nhân vật chính Johnny và Carl bị ném ra khỏi rạp chiếu phim. Trong phân cảnh đầu phim, người xem có thể nhìn thấy sau lưng hai nhân vật này là một tờ áp phích giới thiệu cảnh trong một bộ phim đang được chiếu tại rạp. Điều ngạc nhiên là hình ảnh của tòa nhà chọc trời này trông rất giống một trong hai tòa tháp đôi ở Mỹ, thậm chí trên tấm poster này còn có hàng chữ “coming soon” như thể đang báo hiệu một thảm họa tương tự sắp sửa xảy ra ngoài đời thực.
Và rồi lịch sử đã diễn ra đúng như những gì trong tấm poster xuất hiện trong phim. Ngày 11/9/2001, tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới bị máy bay của không tặc tấn công và sụp đổ trước sự bàng hoàng của hàng tỉ người trên khắp thế giới. Vụ tấn công đã cướp đi sinh mệnh của hàng nghìn người, gây ra tổn thất về tài sản ước tính vào khoảng 3.000 tỷ USD.
Được đưa ra cách thời điểm các sự kiện xảy ra trước hàng trăm năm nên không có gì ngạc nhiên khi những lời tiên tri lịch sử này luôn là chủ đề được bàn luận trong suốt nhiều thập niên qua. Và cho đến hôm nay, những lời được xem là tiên tri này vẫn còn là bí ẩn của giới khoa học và các chuyên gia trên khắp thế giới vẫn đang đau đầu tìm lời giải thích thỏa đáng nhất.
Theo Bestie