Home Tâm Sự - Chia Sẻ Du học sinh cần lưu ý gì khi lái ô tô ở Australia?
Tâm Sự - Chia Sẻ

Du học sinh cần lưu ý gì khi lái ô tô ở Australia?

Nhiều sinh viên có điều kiện du học Úc thường sắm cho mình một chiếc ô tô để có thể tiện di chuyển trong thời gian học tập tại đây. Vì thế, các thông tin về bằng lái, luật lệ của Úc là cực kỳ quan trọng. Tham khảo thêm trong bài viết sau đây.

Du học sinh lái ô tô ở Australia cần lưu ý gì?

Tổng quan chung

Không phải ngẫu nhiên mà đây lại là một trong những quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất thế giới. Điều này có được do chính phủ Australia luôn trích một khoản ngân sách đáng kể đảm bảo trang bị tốt nhất cho người tham gia giao thông với hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng như đường sá và biển chỉ dẫn nhằm đảm bảo an toàn tối đa.

Có 6 bang tại Australia, mỗi bang lại có điểm quy định riêng biệt về quy trình. Trên lý thuyết, người sống tại Australia muốn lấy được bằng lái xe như bằng lái ở Việt Nam thường phải trải qua 3 giai đoạn cơ bản với tổng thời gian 3 năm, trong khi ở Việt Nam thường chỉ mất khoảng 3 tháng.

  • Giai đoạn đầu là học lý thuyết – bằng L (Learner Permit).
  • Giai đoạn thứ hai học bằng lái tập sự – bằng P (Probationary License)
  • và cuối cùng là bằng lái xe hoàn chỉnh – bằng full (Full Driver License).

Tại bang Victoria thì giai đoạn lái xe tập sự được chia nhỏ ra thành 2 giai đoạn P1 (P đỏ) rồi đến P2 (P xanh). Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ giới thiệu đến các bạn du học sinh Úc những thông tin về bằng lái ở bang Victoria.

Các thông tin cơ bản về bằng lái ô tô ở bang Victoria

Điều kiện để được phép lái xe

Nếu bạn là sinh viên du học Úc, bạn muốn lái xe thì chỉ cần bạn có bằng của Việt Nam cấp khi bạn đủ 18 tuổi ở Việt Nam thì bạn có thể vô tư lái xe đến hết đời sinh viên luôn; tất nhiên bạn có thể mua xe với bằng lái xe Việt Nam mà bạn có. Chỉ khi nào bạn vào PR bạn mới phải yêu cầu có bằng Úc. Có bằng Việt Nam, bạn không cần phải bắt buộc thi bằng L mới được phép lái xe. Có nghĩa là có bằng Việt Nam bạn có thể lái luôn. Nhưng kinh nghiệm du học Úc của mình là bạn nên đọc kĩ về luật giao thông của tiểu bang Victoria, khá phức tạp và bỡ ngỡ.

Theo luật mới hiện hành ở tiểu bang Victoria thì một người không thể giữ 2 bằng lái đồng thời của cả Úc và nước ngoài (cụ thể là Việt Nam). Mà nếu căn cứ theo độ tuổi tính từ lúc đỗ bằng L đến lúc được phép thi lái để lấy bằng P1/ P2 hoặc Full licence thì rất lâu.

Thời gian theo độ tuổi quy định như sau:

  • Dưới 21 tuổi: Thời gian chờ để thi lái là 12 tháng. Lưu ý là với độ tuổi này thì khi thi lái bạn cần phải có 1 cuốn log book ghi lịch sử lái xe ít nhất 120 giờ dưới dự giám sát của 1 người hướng dẫn (Có thể là thầy dạy lái xe hoặc 1 người có Full licence), trong đó tối thiểu 10 giờ luyện tập vào ban đêm.
  • Từ 21 tới dưới 25 tuổi: Thời gian chờ để thi lái là 6 tháng.
  • Từ 25 tuổi tới chết: Thời gian chờ để thi lái là 3 tháng.

Bằng lái ở Việt Nam có được công nhận ở Úc không?

Nếu căn cứ theo cách này và cách hiểu không giữ 2 bằng của Úc và một nước khác cùng 1 lúc thì còn lâu du học sinh mới có cơ hội ngồi lên xe mà đi. Chính vì thế một cách khác để bạn vừa lái xe, vừa không vi phạm luật pháp của Úc, cụ thể là tiểu bang Victoria là, bạn cố gắng thi được một bằng lái xe ở Việt Nam, rồi nếu tính chuyện lấybằng lái ở Úc thì bạn có thể thi Learner Permit test (thi lý thuyết) để lấy kết quả đỗ. Kết quả này sẽ được lưu trên hệ thống của Vicroads có nghĩa là bạn đã đủ hiểu biết về luật giao thông ở Úc để có thể lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, khi bạn báo với nhân viên Vicroads là bạn đã có bằng Overseas (Việt Nam) thì họ sẽ không cấp cho bạn tấm thẻ bằng L (đồng thời không yêu cầu chụp ảnh như thông thường). Điều này có nghĩa rằng bạn có thể lái với bằng Overseas hiện tại mình có, và có thể chờ tới ngày để thi lái trên đường theo quy định tuổi của pháp luật.

Tới ngày thi, nếu bạn nào may mắn tính từ thời điểm bằng ở VN được cấp đủ 3 năm, bạn thi lái trên đường mà đỗ thì Vicroads sẽ cấp cho bạn full licence luôn và được gọi trực tiếp là “Driver licence”.

Du học sinh cần lưu ý gì khi lái ô tô ở Australia?

Lưu ý: Nếu bạn cố tình khai gian rằng chưa có bằng Overseas để lấy bằng L thì coi như bằng Việt Nam của bạn mất giá trị, bạn sẽ lái xe chỉ với bằng L, như vậy bạn sẽ phạm 2 tội: Không có người giám sát, đồng thời không đặt tấm bảng chữ L lên xe để người đi đường biết. Tội này bị phạt cỡ khoảng 1,5 ngàn.

Các trường hợp cần đặc biệt chú ý:

  • Trường hợp bạn lỡ có bằng L, đang cầm mà chưa thi lái, vẫn xài bằng VN để lái xe thì cần qua Vicroads gần nhất yêu cầu hủy tấm thẻ bằng L (Chỉ hủy bằng L chứ kết quả thi luật vẫn giữ nguyên nhé) thì bạn vẫn xài bằng Vn bình thường nhé. Chú ý, hỏi kĩ nhân viên Vicroads thêm.
  • Trường hợp bạn đã có 1 bằng P1/P2 ở Úc và bằng Việt Nam. Nếu bạn xem bằng Việt Nam từ lúc cấp tới nay đã đủ 3 năm kinh nghiệm chưa, nếu đủ thì lên Vicroads xin đổi bằng sang full trước thời hạn, lời khuyên là nên tới khu Vicroads nào ít người Việt như Calton chẳng hạn; vì khu người Việt nhân viên Vicroads rất là khôn.
  • Ngoài ra khi bị Police yêu cầu dừng xe, tuyệt đối không trình 2 bằng 1 lúc, nếu xài 2 bằng sẽ bị phạt 295$. Nếu xài bằng L ở Úc + Bằng Việt Nam, bạn có thể bị phạt 2 tội mình nói ở trên lên cỡ 1,5 ngàn.
  • Lưu ý nữa: Bạn muốn lấy được bằng Úc (Australian Licence) thì bạn vẫn phải thi 3 lần là: Thi lý thuyết, thi lái trên máy và thi lái xe trên đường nhé!

Du học sinh Nên và Không nên làm gì khi lái xe ở Úc?

10 điều sinh viên du học Úc cần biết khi lái xe ở Australia

1. Trước khi lái xe bạn phải tìm hiểu điều kiện về bằng lái như thế nào.

Vì việc lái xe được quản lý ở cấp chính quyền bang, mỗi bang ở Úc có một điều kiện lái xe khác nhau cho sinh viên du học Úc. Bạn phải hỏi cụ thể điều kiện từng bang để chuẩn bị cho phù hợp.

2. BẮT BUỘC phải cập nhật địa chỉ mới của bạn với Cục đăng kiểm khi chuyển nhà.

Đây là nơi đầu tiên bạn phải thông báo địa chỉ mới khi bạn chuyển nhà chính là Cục đăng kiểm bởi các giấy tờ quan trọng liên quan đến xe sẽ được gửi đến địa chỉ bạn đăng ký.

3. NÊN học luật lái xe của Úc trước khi ngồi lái xe

Dù bạn lái xe bằng bằng của Việt Nam hay bằng của Úc thì đều phải học Luật của Úc và nếu có thể được nên nhờ bạn ngồi bên kèm cho bạn một số giờ trước khi bạn thực sự lái một mình bởi ngoài việc lái xe trái đường, luật Úc cũng có nhiều điều khác Việt Nam.

4. NÊN đầu tư mua GPS

Và làm quen với việc chạy bằng GPS bởi đường ở Úc giăng như mắc cửi, toàn xe ô tô chạy ầm ầm, người thì không có nên nếu bạn lạc hoặc không biết đường, rất khó để hỏi được đường.

5. NÊN mua road side assistance

Là dịch vụ hỗ trợ xe bạn trên đường nếu xe bạn gặp trục trặc. Phí của dịch vụ này khoảng hơn $100/năm tùy hãng. Các trục trặc có thể xảy ra bất cứ khi nào và nơi đâu, nhất là khi bạn đi xe cũ. Ví dụ xe hết xăng, xe hỏng ắc quy, hoặc quên tắt đèn pha nên cạn ắc quy không khởi động lại được. Tất cả những điều trên khi xảy ra mà bạn không có road side assistance, chi phí để xử lý có thể lên tới vài trăm đô la.

6. PHẢI có một chìa khóa xe dự phòng

Chiếc xe ô tô của bạn có thể chỉ trị giá 3.000 đô, đánh một chiếc khóa dự phòng mất 100 đô. Nhưng nếu bạn mất khóa xe ô tô và không có chìa khóa dự phòng, bạn có thể mất gần 1000 đô tiền làm một chiếc chìa khóa mới khi không có mẫu khóa, chưa kể tiền phí kéo xe từ chỗ xe bạn đang đậu đến chỗ hàng khóa cho họ làm (đây là trường hợp từng xảy ra với bạn mình).

7. NÊN đi bảo dưỡng xe thường xuyên

Bởi vì nó sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro, và phiền toái. Nhiều sinh viên có điều kiện du học Úc thường mua xe cũ nên nghĩ không đáng đem đi bảo dưỡng, nhưng nếu để xe không bảo dưỡng thì không những xe hư hao rất nhanh, mà nhiều khi bạn sẽ gặp rất nhiều phiền toái, chưa nói đến rủi ro tai nạn.

8. Nghiên cứu chỗ để xe trước

Khi lái xe ô tô đến những nơi bạn biết trước khó có chỗ đậu xe, nhất là với những cuộc hẹn quan trọng, bạn cần phải nghiên cứu nơi đỗ xe từ trước, hoặc nếu không thì phải đi bằng phương tiện công cộng. Những nơi đó gồm có trung tâm thành phố, các bệnh viện.

9. Chú ý thời gian khi cho mượn xe

Cho ai mượn xe bạn phải nhớ thời gian họ sử dụng xe, vì có thể họ lái xe vượt tốc độ, vượt đèn đỏ và bị camera/cảnh sát chụp hình. Vì bạn là chủ xe nên phiếu phạt sẽ được gửi về cho bạn. Bạn phải biết rõ để biết có phải mình là người lái xe hôm đó không, vì không những bị phạt tiền, bạn còn bị trừ điểm bằng lái xe nữa.

10. Tránh các đường toll way

Ở các bang có đường toll way (đường mất phí – Ví dụ NSW và VIC) bạn cần nghiên cứu cách chi trả cho toll way trước khi đi vào, và nếu không muốn mất tiền, tốt nhất là tránh các toll way (trên hệ thống GPS có lựa chọn bỏ qua đường toll way).

Khi lái xe, bạn tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC làm những điều này

1. Lái xe khi không có giấy tờ

Tuyệt đối không nên liều lái xe khi chưa có đủ giấy tờ pháp lý (bằng lái, bằng dịch), và nếu bạn có bằng L, người ngồi bên cạnh bạn cũng phải là người đủ điều kiện (có bằng full từ 4 năm trở lên đối với một số bang), bởi nếu có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn.

2. Đi xe không có bảo hiểm

Lái xe ở Úc

Trước khi lái xe ở Úc bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm, ít nhất là bảo hiểm cho bên thứ 3. Bảo hiểm này chỉ 100-200 đô/năm thôi nhưng đem lại cho bạn sự yên tâm khi lái xe trên đường. Hãy tưởng tượng rằng bạn đi trên đường và do phanh gấp bạn đâm vào đít xe một chiếc xe giá $100.000 đô, đem chiếc xe đó đi sửa hết mười mấy nghìn đô, nếu bạn không có bảo hiểm thì bạn biết sự việc sẽ như thế nào rồi đấy.

3. Uống rượu lái xe

Khi có tai nạn xảy ra mà người lái xe uống rượu chắc chắn bảo hiểm sẽ không đền cho bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với sự việc xảy ra khi bạn uống rượu lái xe, có thể sẽ bị tước bằng có thời hạn, tước bằng vĩnh viễn, thậm chí phải đi tù, bị hủy visa du học Úc nếu gây ra sự việc nghiêm trọng vì đây là một trong những tội không thể tha thứ ở Úc.

4. Vừa đi xe vừa sử dụng điện thoại di động

Gần đây có một vụ người lái xe vừa đi vừa nhắn tin, không để ý đâm chết 3 trẻ em của một gia đình. Vì thế Úc đang có một chiến dịch chống lại việc sử dụng điện thoại khi lái xe. Camera của cảnh sát hiện giờ có thể bắt được cả người dùng di động khi đang lái xe. Mức phạt của tội này khoảng 200-300 đô tùy bang và trừ điểm bằng lái.

5. Đi xe không cài dây an toàn hoặc chở em bé dưới 7 tuổi không có ghế ngồi riêng của bé.

Ngoài trách nhiệm pháp lý với việc không cài dây an toàn rất cao, ở Úc, đi xe với tốc độ nhanh, khi va chạm xảy ra mà bạn không cài dây an toàn thì tỉ lệ bị văng khỏi ghế dẫn đến thương tật/thiệt mạng cực kỳ cao.

6. Cố chạy thoát cảnh sát khi bị cảnh sát gọi

Khi thấy một chiếc xe cảnh sát nháy đèn ở đằng sau, bạn phải tìm cơ hội sớm và an toàn nhất để dừng xe bên lề đường. Cảnh sát ở Úc rất thân thiện, nhiều khi họ chỉ dừng xe để hỏi xem bạn có vấn đề gì hay không. Nếu bạn không biết đó là tín hiệu gọi của cảnh sát và cố tình đi không dừng lại, có thể bạn sẽ bị quy tội trốn chạy, và cảnh sát Úc sẵn sàng gọi trực thăng đuổi theo xe bạn nếu họ nghi ngờ có vi phạm.

Theo Kênh tuyển sinh