Home Hỏi Đáp Tâm sự: Những câu chuyện về bạo hành gia đình và sự đánh đổi nước mắt để lấy visa Úc
Hỏi ĐápVisa Úc

Tâm sự: Những câu chuyện về bạo hành gia đình và sự đánh đổi nước mắt để lấy visa Úc

Khi nhắc đến cụm từ “bạo hành gia đình”, thì có lẽ suy nghĩ đầu tiên trong tất cả chúng ta đó là bạo hành có vũ lực với các vết thương bầm tím, trầy xước cơ thể.

Nhưng nếu xét theo luật Úc, bạo hành gia đình không chỉ dừng lại ở việc đánh đập, mà còn có dạng bạo hành tinh thần bằng lời nói, thái độ tiêu cực, sự hăm họa hay kiểm soát về kinh tế. Và câu chuyện Di Trú Đào Nguyễn muốn kể dưới đây là một trường hợp bạo hành “câm lặng” nhưng vẫn có cơ hội xét duyệt xin visa hôn nhân theo luật di trú Úc.

CHUNG CHĂN GỐI VẪN NHẪN TÂM BỘI ƯỚC

Theo luật di trú Úc, nếu đương đơn đang chờ visa hôn nhân trên nước Úc, và có sự bạo hành khi mối quan hệ đang tiếp diễn thì đương đơn có thể xin visa với lý do bị bạo hành. Câu chuyện sau đây là một điển hình về việc xin visa hôn nhân thường trú nhưng không có sự bạo hành về mặt thể xác.

Tôi vẫn nhớ như in một chiều mùa đông rét buốt năm ngoái, H xuất hiện với dảng vẻ gầy gòm và gương mặt hốc hác. Em đến gặp tôi theo cuộc hẹn trước đó qua điện thoại. Em bắt đầu kể về hoàn cảnh của em như bao cố gái người Việt khác. H đến Úc với mong muốn đổi đời và sống cùng người bạn trai yêu thương. Sau 2 năm chung sống trong hạnh phúc êm đềm, thì chồng H dần dần thay đổi tính nết, làm cho mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng. Trước sự bi lụy và khẩn khoản bất thành, H đành phải bước đi ra khỏi ngôi nhà mà chính em cũng đã góp phần công sức không nhỏ dù khoảng thời gian “đất khách quê người” đầu muôn trùng khó khăn.

Tìm hiểu về lệnh cấm nhập cảnh 3 năm của bộ di trú Úc

Và H cũng ngây thơ tin rằng người chồng sẽ tiếp tục bảo lãnh trọn vẹn nếu em đồng ý sang tên căn nhà chung qua tên của anh ấy. Nhưng thế sự xoay vần chẳng ai ngờ, H vừa sang tên xong và dọn đi nơi khác thì người chồng “lật mặt” khi rút đơn bảo lãnh, đổi tất cả password email để H không thể liên lạc với bộ di trú về hồ sơ của em. Có điều “trời cao có mắt” khi vô tình H lấy lại được password email, và tìm ra thư của bộ di trú. Khi đọc từng dòng chữ vô tri vô tình của bộ Di Trú về nội dung thông báo việc rút đơn bảo lãnh của người chồng, H đã suy sụp hoàn toàn. H hiểu rằng bản thân đã vô cùng khờ dại khi cả tin vào lời nói dối ngon ngọt của người chồng bội ước.

HÀNH TRÌNH GIAN TRUÂN TÌM LẠI ÁNH SÁNG

Sau khi nhận được thư từ Di Trú, H phone cho tôi và cho tôi biết nội dung lá thư. Nhận ra hồ sơ mang tính chất phức tạp, hôi liền hướng dẫn H làm một số thủ tục trước khi đến văn phòng.

Hôm nay khi em đến văn phòng trình bày để tôi hiểu rõ sự tình, tôi bảo H rằng cách duy nhất để nhận visa thường trú đó là làm đơn theo diện bạo hành gia đình. Thực tế dù không có bạo lực xảy ra, nhưng nạn bạo hành “câm lặng” vẫn có thể khai báo và xin visa theo hướng này. Dù đã gặp nhiều trường hợp éo le với các vết thương thể xác xót thương, nhưng tôi đều khó cầm lòng được khi nhìn thấy mắt của H ngấn lệ trực trào rơi trong cuộc trò chuyện với tôi. H lo sợ khi phải về nước, và cứ thấy tủi thân khi chỉ đơn độc một mình nơi đất khách quê người. H nói rằng ngày qua Úc là vì đặt trọn niềm tin vào người chồng ấy, bởi người thân ruột rà đều ở Việt Nam.

Ngay sau cuộc nói chuyện đó, H ra về. Tôi vô tình thấy H ngồi một mình trên ghế đá ở khu vực đông người qua lại giữa trung tâm Cabramatta, gần văn phòng của tôi. H bé nhỏ, chơ vơ, lạc lõng giữa dòng người qua lại tấp nập, và đôi mắt vô hồn nhìn vào khoảng không xa xăm tuyệt vọng. Có lẽ lúc đó em đau lòng lắm, đau lòng vì em đã cả tin vào người chồng ấy, đau lòng vì những hành động của anh ta như muốn ép em phải rời khỏi nước Úc này. Từng khoảnh khắc đó khiến lòng tôi chợt thắt lại, và cứ như thế âm thầm nhìn theo để quyết định rằng tôi phải giúp H chiến thắng trong hồ sơ này. Tôi tin rằng tôi sẽ giúp H có một cuộc sống bình yên ở Úc trong tương lai.

Tôi bắt đầu đào sâu từng tình tiết nhỏ trong mối quan hệ giữa em và chồng. Bỏ qua các suy nghĩ thông thường, tôi phát hiện ra có rất nhiều điểm trái khoáy giúp H tăng lợi thế chiến thắng. Cụ thể vài điểm tiêu cực rõ nét ở chồng H là: “cấm cửa” H học thêm gia tăng trình độ; hay biểu lộ thái độ không vui và tìm cớ điện thoại kể lể áp lực lên bố mẹ H ở Việt Nam; thường dùng những lời nói xúc phạm đến nhân phẩm của H. Thậm chí ngay cả mẹ chồng của H cũng tiếp tay nhằm gây áp lực về tiền bạc đối với H. Cứ như thế tôi “tích tiểu thành đại” nhiều chứng cứ mạnh mẽ để chứng minh rằng H có thể đã bị bạo hành “câm lặng”. Song song với việc khai thác thông tin, tôi tra lược hết các án lệ liên quan để viết một giải trình súc tích và đầy thuyết phục cho H.


TỪNG BẰNG CHỨNG BIẾT NÓI VÀ NIỀM VUI VỠ ÒA

Đối với những hồ sơ có bằng chứng bạo hành thân xác thì rất dễ, nhưng còn trường hợp của H thì tất cả chỉ dựa vào lời khai đơn phương thì liệu bộ Di Trú có tin tưởng? Để xác định mức độ tin cậy trong lời khai của đương đơn, tất cả các đơn bạo hành không có dấu vết ngược đãi thể xác thì đều phải cung cấp ít nhất 2 nhân chứng từ những người mà Di Trú chấp nhận, ví dụ như bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý, social worker. Ngoài ra, Bộ Di Trú vẫn sẽ chuyển người nộp đơn qua một chuyên gia tâm lý độc lập trực thuộc Bộ.

Không bao giờ là dễ dàng đối với các trường hợp thiếu sự thật “bằng mắt thường”, tuy nhiên từng bằng chứng “biết nói” sẽ giúp H tìm lại được ánh sáng công lý. Trong quãng thời gian chờ đợi xét duyệt, H vẫn luôn bồn chồn lo sợ rằng sẽ phải quay về Việt Nam. Lúc nào tôi cũng trấn an H và bảo em phải tin tưởng rằng em sẽ được visa thường trú ở Úc.

Trước khi H đi phỏng vấn, tôi đã dặn dò H kỹ lưỡng về những gì em đã khai trong bản tường trình trước đó. H trải qua cuộc thẩm vấn với một chuyên gia tâm lý độc lập với nhiều câu hỏi xoáy vào mối quan hệ vợ chồng dẫn đến bạo hành. Nhưng bằng sự chuẩn bị kĩ lưỡng và niềm tin, H đã trả lời một cách xuất sắc các câu hỏi theo sự cố vấn từ trước.

LỐI THOÁT NÀO CHO NHỮNG NẠN NHÂN BẠO HÀNH?

Hơn một tháng sau, tin vui đã đến khi tôi nhận được email Bộ Di Trú cấp visa thường trú cho H. Em nói với tôi rằng bản thân bất ngờ xen lẫn hạnh phúc khi đã chắc chắn tương lai ở Úc. Em đã có thể tự do, làm những điều mình muốn, và có lẽ điều em muốn nhất đó là tự do về thăm cha mẹ ở Việt Nam.

Thông qua câu chuyện trên, tôi muốn nói rằng không gì là không thể và nạn bạo hành vẫn còn tiếp diễn theo nhiều hình thức.

Sống bất hợp pháp tại Úc và việc xin tại ngoại khi bị bắt vào trại di trú

Do đó, để bản thân không bị lạm dụng và không tiếp tục chịu đựng sự bạo hành thì  bạn nên tìm người giúp đỡ. Đừng để những lý do như không dám khai báo vì sợ bị đuổi về nước, hoặc sợ ảnh hưởng visa mà bạn chọn cách chịu đựng bạo hành “câm lặng”. Tác hại của vấn đề này là khôn lường khi sa sút về sức khoẻ tâm lý, hoặc thậm chí chuyển sang bạo hành thể xác đến mức mất đi mạng sống. Luật được tạo ra để giúp đỡ và bảo vệ những người bị bạo hành, nên bạn hãy dũng cảm đứng lên “giành lại tiếng nói” cho mình.

Nếu bạn không tìm được ai giúp đỡ, hãy liên lạc đến Di Trú Đào Nguyễn.

Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn, tư vấn và hướng dẫn Miễn Phí. 02 8764 0518 / 0459 98 98 98  hoặc 0429996999

MARN 1681367/1804811

Related Articles

Làm sao để gia hạn hay làm mới passport Úc nhanh hơn?

Biên giới quốc tế mở rộng cửa, các hạn chế biên giới...

Việt Nam: Trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?

Việc đổi số khi chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang...

Hố sụt “tử thần” xuất hiện do nguyên nhân nào?

Liên tiếp gần đây, nhiều hố tử thần sâu hoắm đã xuất...

‘Hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Bạn đọc hỏi: Mã ‘hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn...