Home Tin Nước Úc Phương pháp ngăn ngừa ô nhiễm sông lạch của Úc được thế giới chú ý
Tin Nước Úc

Phương pháp ngăn ngừa ô nhiễm sông lạch của Úc được thế giới chú ý

FILE - This file 2008 photo provided by NOAA Pacific Islands Fisheries Science Center shows debris in Hanauma Bay, Hawaii. A new study estimates nearly 270,000 tons of plastic is floating in the world's oceans. That's enough to fill more than 38,500 garbage trucks if each truck carries 7 tons of plastic. The figure appears in a study published, Wednesday, Dec. 10, 2014, in the scientific journal PLOS ONE. Researchers say the plastic is broken up into more than 5 trillion pieces. (AP Photo/NOAA Pacific Islands Fisheries Science Center, File)
Báo Nước Úc – Một thị trấn tại Tây Úc đã tìm được giải pháp đơn giản, ít tốn kém để chặn rác của các ống cống không gây ô nhiễm sông hồ.

Sáng kiến “vớ cống”

Các thành phố trên toàn cầu đang tìm một giải pháp đơn giản để ngăn chặn rác rưởi từ các con lạch và hệ thống sông ngòi bị ô nhiễm.

Hồi tháng 3 năm ngoái, Hội đồng thành phố vùng Kwinana tại Tây Úc đã phải cho gắn lưới vào miệng của hai cống thoát nước mưa tại một địa phương để chặn rác và các mảnh vụn trôi vào hệ thống sông lạch sau một cơn mưa giông mà họ gọi là ‘vớ cống’ – ‘drain sock’.

Điều đáng ngạc nhiên là Thị trưởng Kwinana Carol Adams cho biết từ khi đoạn video thu hình hai cống này hoạt động với chiếc lưới bịt miệng được hội đồng đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội, hơn 25 triệu lượt tương tác, đặc biệt là những thắc mắc từ nhiều thành phố cuả các nước trên thế giới đã được liên tục chuyền đến Hội đồng.

Thị trưởng Kwinana nói: “Mỗi tuần, chúng tôi vẫn nhận được năm thắc mắc qua điện thoại hoặc email của nhiều nước, từ Austin ở Texas đến Phllippines, Ả Rập Saudi, Zambia, rồi New Zealand. Chúng tôi cũng đã nhận được các cú điện thoại từ các thành phố ở Chile, Brazil, Bồ Đào Nha, và nhiều nước châu Âu khác, thậm chí tôi còn được một đài phát thanh về thời tiết tại Canberra mời phỏng vấn.”

Bà Carol Adams cũng tỏ ý rất tự hào về sáng kiến của thành phố Kwinana: “Thành phố chúng tôi với 42.000 cư dân, đã có ý kiến rất hữu ích này mà không tốn kém bao nhiêu và nay còn nhận được những phản ứng rất tích cực như vậy nữa. Thật tuyệt.”

Lợi ích của vớ cống?

Bà Adams cho biết từ khi dùng những chiếc vớ cống này, thành phố đến nay dĩ nhiên đã chi ít tiền hơn so với việc phải dọn rác ra khỏi hệ thống cống rãnh của họ. Chưa hết, phương pháp này còn có nhiều tác dụng rất thực tế.

Bà nói: “Tôi nghĩ rằng cái lưới chụp lên miệng cống đó sẽ cho mọi người thấy rõ lượng rác, lá và các mảnh vụn chảy ra từ cống nhiều đến thế nào, thế là họ bàn thảo trên mạng xem mối người nên đóng góp vào việc hạn chế rác thải vào sông lạch như thế nào hay liệu lượng rác đó có thể được sử dụng lại trong thị trấn hay không, vv…”

Bà Adams cho biết Hội đồng thành phố Kwinana cũng rất sáng tạo trong việc sử dụng lượng rác bằng cách gom lượng rác trong những chiếc vớ này để tái chế.

Bà nói: “Chúng tôi có một đội làm nhiệm vụ làm sạch cống và cũng như làm khô rác, phân loại và sau đó dùng nó làm bổi. Mùa đông năm ngoái, đội này đã tái chế được 370 ký rác, và lượng rác xanh này đã trở thành chất bổ cho các khu rừng được bảo tồn tại địa phương.”

Lát đường bằng nhựa tái chế

Trong khi đó, Thành phố Cockburn láng giềng với Kwinana đã trở thành hội đồng thành phố đầu tiên tại Tây Úc lát một con đường mới bằng nhựa tái chế.

Khoảng 40.000 túi nhựa sử dụng một lần được thu thập bởi các siêu thị trên khắp nước Úc đã được nấu chảy thành hỗn hợp nhựa đường và đã được sử dụng để lát một làn đường ở Cảng Coogee.

Ảnh minh họa

Nhân viên giáo dục về rác của thành phố Cockburn, Nicki Ledger cho biết: “Chúng là những túi nhựa mà bạn sẽ lấy từ siêu thị, hoặc bất kỳ loại nhựa mềm cũ nào mà bạn có thể có từ các gói chip hoặc túi bánh mì. Một trong những kế hoạch của chúng tôi trong năm tới là thử nghiệm nó trên một con đường lớn hơn nhiều – lớn hơn khoảng một trăm lần so với làn đường này.”

Nguyên liệu để tạo ra hỗn hợp nhựa đường này còn bao gồm 900 hộp mực máy in, 210kg cao su vụn từ lốp xe hơi và bảy tấn nhựa đường tái chế.

Sản phẩm nhựa đường do công ty Downer của Úc chế tạo, lần đầu tiên được sử dụng trong một thử nghiệm tương tự ở Melbourne năm ngoái.

Ông Phil Strapp, người điều hành công ty Downer cho biết: “Đó chính là việc chuyển chất thải từ bãi rác thành thứ hữu dụng. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều thử nghiệm ở bờ biển phía đông, và lần thử nghiệm này là nhằm đánh giá độ bền, tuổi thọ và khả năng hoạt động của nó đối với môi trường tại Tây Úc”.

Một hội đồng khác ở Perth, Thành phố Canning, tuần này cũng đã sử dụng hỗn hợp nhựa đường hơi khác nhau bao gồm 58.000 chai nhựa và 37.500 bia bia thủy tinh để lát đường ở Willetton.

Thị trưởng Kwinana, bà Carol Adams nhận định việc quốc tế đang rất chú ý đến những sáng kiến này của Úc cho thấy chính phủ các nước trên khắp thế giới đang lo lắng về sân sau của chính họ, họ muốn biết cách nước Úc dọn dẹp sân sau của mình ra sao và các Hội đồng thành phố cũng rất tích cực trong việc góp phần hành động như tại Úc.”

>>> Xem ngay: Úc đối mặt khủng hoảng rác thải và tái chế trong tương lai

Theo SBS

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...