(www.Alouc.com) – Chị Hoa (Hà Nội) đang cố xoay xở để cục cưng được mở mang kiến thức nơi xứ người. Cũng giống như nhiều người, chị quan niệm: Bằng cấp ở nước ngoài có giá hơn. Bởi vậy, dù chưa thuyết phục được chồng nhưng chị vẫn bảo lưu “Bằng mọi giá phải cho con du học mới có tương lai sáng”.
>> Xem thêm bài viết tâm sự 5 năm của tôi ở đất nước xứ kangaroo để biết được cuộc sống thực chất của du học sinh Việt ở Úc.
Lý do được chị Hoa đưa ra, học trong nước thì không phải lo chuyện tiền bạc, mình nhàn nhã hơn. Nhưng thấy tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường, thậm chí có bằng giỏi, thạc sĩ mà vẫn không tìm được việc làm thì càng quyết tâm cho con đi du học. Chị mong muốn con sẽ có một tương lai tươi sáng bởi bằng cấp nước ngoài “có giá” hơn.
Tham khảo thông tin trên mạng và bạn bè tư vấn, chị chọn Nhật Bản là điểm dừng vừa sức. Hơn nữa, nước Nhật không chỉ gần gũi về địa lý mà còn có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam, chi phí sinh hoạt cũng không đắt đỏ, tốn kém như Mỹ và các nước châu Âu…
Sau một thời gian tích lũy chị gom được gần một tỷ đồng và bắt đầu “công cuộc” thuyết phục chồng cho con đi du học. Thế nhưng, chồng chị khăng khăng chỉ muốn con học trong nước, vừa tiện chăm sóc vừa có tiền đầu tư và sửa sang nhà cửa.Để thực hiện mong ước này, chị đã tạo mọi điều kiện, không tiếc tiền đầu tư để con có thành tích học tập tốt nhất, thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng trong nước.
Anh dẫn lại thông tin đã tìm hiểu về đời sống du học sinh Việt tại Nhật Bản qua các diễn đàn trên mạng để thuyết phục cho con học trong nước, rằng: Cuộc sống của du học sinh có nhiều khó khăn, vất vả, chứ không chỉ toàn “màu hồng” như nhiều người kỳ vọng. Có nhiều du học sinh gia đình khó khăn, vì không có đủ tiền trang trải cuộc sống, không xin được việc làm thêm nên phải trốn ra ngoài làm, sống cuộc sống chui lủi…
Lý do khác quan trọng hơn được anh lập luận, những kiến thức học được ở nước ngoài chắc gì đã giá trị hơn trong nước. Nếu bản thân con mình không có năng lực, không chịu phấn đấu thì dù cầm “bằng ngoại” cũng không dễ dàng có được công việc, sự nghiệp như mơ được.
Lên THPT cháu học chuyên ngữ ĐH Quốc gia, không khí du học đó càng bao trùm.
Thấy cháu quyết tâm nên chị giao hẹn, nếu có học bổng 80% thì sẽ cho đi vì khả năng tài chính của gia đình chỉ cho phép như vậy. Tuy nhiên năm nay trường ĐH mà cháu nộp hồ sơ bắt đầu hạn chế số lượng SV Việt Nam nên khó khăn hơn, cháu chỉ nhận đc 50% học bổng. Tôi quyết định vẫn cho cháu đi vì thú thật là bản thân tôi cũng mê giáo dục ĐH của các nước từ lâu.“Hơn nữa, tôi cũng muốn con tôi có những năm tháng tuổi trẻ, trí tuệ rực rỡ nhất, dễ thu nạp kiến thức nhất, được học ở 1 nước phát triển” – chị Hiền Anh quả quyết. Số tiền 1,1 tỉ đồng cho 4 năm học (kể cả sinh hoạt) đã thổi bay kế hoạch mua thêm 1 căn hộ nữa của vợ chồng tôi. Nhưng tôi nghĩ cho con đi học cũng là 1 sự đầu tư – đầu tư dài hạn và có tính quyết định với cuộc đời cháu.
Còn bạn, nếu có 1 tỷ đồng trong tay, bạn sẽ cho con đi du học hay học trong nước?