Home Tin Nước Úc Lao động nước ngoài trong ngành chế biến gia cầm ở Úc bị bóc lột
Tin Nước Úc

Lao động nước ngoài trong ngành chế biến gia cầm ở Úc bị bóc lột

Báo thông tin Visa Du học, Du lịch, nhập định cư nước Úc
Lao động nước ngoài trong ngành chế biến gia cầm ở Úc bị bóc lột

Tin nước Úc – Lao động Châu Á làm việc trong ngành chế biến gia cầm hiện được các công ty môi giới lao động khuyến khích nộp đơn xin visa tị nạn khống để kéo dài thời gian ở Úc.

Các công nhân người Malaysia tại xưởng chế biến gia cầm Baiada ở Beresfield gần Newcastle vừa phải trả 3500 đô la Úc cho công ty môi giới lao động để họ nộp hồ sơ xin visa tị nạn cho họ.

Khi đơn của họ bị từ chối thì đơn khiếu nại sẽ được nộp và những công nhân này sẽ có thể kéo dài thời gian ở Úc lên đến 18 tháng.

Chương trình thời sự của ABC đã tận mắt thấy hai hồ sơ như kể trên.

“Công ty môi giới vừa giới thiệu cho chúng tôi rằng visa tị nạn … tốt hơn rất nhiều,” một công nhân không muốn tiết lộ danh tính cho biết.

“Bạn có quyền đi làm và bạn không phải trả các loại phí của sinh viên.”

Báo thông tin Visa Du học, Du lịch, nhập định cư nước Úc
Lao động nước ngoài trong ngành chế biến gia cầm ở Úc bị bóc lột

“Ông ấy với tôi răng cứ đi phỏng vấn và bịa ra vài chuyện gì đấy, chuyện gì cũng được, ông ấy không quan tâm, ông ấy chỉ muốn trì hoãn cho tôi ở đây và lấy một visa chuyển tiếp và đổi visa mới để chúng tôi có thể tiếp tục làm việc.”

Thư ký Công đoàn ngành Chế biến Thịt phía bắc New South Wales, Grant Courtney nói rằng những đơn này là trò bịp bợm.

“Rõ ràng là sai phạm… và rõ rằng những công ty sự dụng những lao động kiểu này hiểu rất rõ điều đó,” ông nói.

Công nhân phải ký giấy không nhận lương làm quá giờ

Baiada là công ty chế biến gia cầm lớn nhất của Úc và vừa bị Cơ quan Thanh tra Lao động của Úc chỉ trích vì việc bóc lột sức lao động của công nhân qua các công ty môi giới thuê người lao động không đáng tin cậy.

Và bất chấp việc đã có điều tra ở Quốc hội và hai tiểu bang cũng như thành lập Lực lượng đặc biệt của chính phủ liên bang sau khi ABC hé mở hệ thống bóc lột lao động nước ngoài tại ngành chế biến thực phẩm của Úc thì cách đây hai tuần ABC vẫn thấy các bằng chứng về việc sai phạm tại Baiada ở Beresfield.

Công nhân của Teys Cargill Amy Chang cho biết người làm công sợ rằng lên tiếng về điều kiện làm việc tồi tàn sẽ khiến họ mất việc. (Credit: ABC)

Một số công nhân phải làm việc 18 giờ mỗi ngày và với chỉ 11 đô la mỗi giờ.

Nhiều người bị công ty môi giới lao động thu phí chỗ ở quá cao so để lấy một chỗ ở chật chội, đông đúc.

“Chúng ta nói đến những ngôi nhà hai hay ba phòng ngủ có đến 20, 30 người sống trong đó,” ông Courtney nói.

“Thật lòng, tôi không muốn con chó của tôi ngủ trong một nửa số nhà đó.”

Công đoàn hiện còn lo ngại về tình trạng trả lương thấp hiện lan sang cả những công nhân Úc.

Công ty môi giới lao động lớn nhất Úc, AWX, đã bắt những người Châu Á phải ký vào đơn  “Tự nguyện không nhận lương làm quá giờ” để họ tự bỏ quyền nhận thêm phí khi làm quá giờ.

Công đoàn cho biết việc làm này phạm luật theo Luật Lao động.

Người lao động sợ không dám đấu tranh

Mặc dù đa số những lao động nước ngoài làm việc trong ngành chế biến thịt đều sợ không dám công bố danh tính vì không muốn mất việc, một sinh viên đã tốt nghiệp người Đài Loan, Amy Chang quyết định đã đến lúc cô phải lên tiếng.

Amy được AWX nhận vào làm và được tham gia khóa “huấn luyện” ba tuần nơi cô và các đồng nghiệp phải đi làm nhiều giờ mà không được trả lương.

 “Không ai huấn luyện chúng tôi cả,” cô nói.

“Chỉ có một người chuyên lóc xương… ông ấy rất bận rộn với việc của mình.”

“Không ai dạy chúng tôi cả, chúng tôi cần học cách sử dụng dao và chúng tôi đã rất sợ là có thể tự làm mình bị thương.”

Amy nói rằng cô rất yêu nước Úc và những người bạn cô đã quen ở đây, nhưng điều kiện làm việc của cô và những đồng nghiệp thật rất gây sốc.

“Chúng ta biết Úc là một quốc gia tươi đẹp, mọi thứ ở đây đẹp và công bằng,” cô nói.

“Chúng tôi không muốn chỉ đến đây … và cảm giác chúng tôi đang gặp một cơn ác mộng.”

Mặc dù cô sẽ có thể mất việc làm hiện nay tại Teys Cargill ở Wagga, cô cho rằng cần có ai đó lên tiếng.

“Đó chỉ là những quyền bình thường của người làm công,” cô Chang nói.

“Tất cả mọi người đều muốn đấu tranh nhưng ai cũng sợ họ sẽ mất việc, nhưng cần có ai làm điều đó.”  

“Vì thế tôi hi vọng mình sẽ không bị phiền hà sau đấy.”

 

Báo Úc – Alouc.com

1 Comment

Comments are closed.

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...