Home Tin Nước Úc Khủng hoảng năng lượng tại Úc
Tin Nước Úc

Khủng hoảng năng lượng tại Úc

Úc bắt đầu bước vào cuộc khủng hoảng năng lượng khi giá nhiên liệu tại nước này tăng chóng mặt những tháng vừa qua.

Úc là quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào đến từ than đá, khí gas, các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió. Tuy vậy tại nước này hiện nay đang chứng kiến cuộc khủng hoảng năng lượng khiến cho giá nhiên liệu tăng chóng mặt. Theo cơ quan quản lý thị trường điện Úc, giá bán buôn điện trong quý I/2022 tăng 141% so với năm ngoái và xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn trong các quý tiếp theo của năm 2022.

Không chỉ riêng giá điện, giá gas vào cuối tháng 5/2022 cũng đã tăng gấp 4 lần so với giá hồi đầu năm. Thực tế này đang khiến cho hóa đơn tiền điện tại các hộ gia đình ở Úc sẽ tăng thêm 35% và hóa đơn gas cũng sẽ tăng không ít.

Mặc dù là quốc gia có trữ lượng than và khí gas dồi dào, đồng thời các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió cũng không ít nhưng giá nhiên liệu tại nước này vẫn tăng chóng mặt thời gian qua khiến cho người dân rất bất bình.

khung hoang nang luong tai australia hinh anh 1

Cơ sở nhập khẩu LNG của Squadron đang được xây dựng tại một bến than cũ ở Cảng Kembla. Ảnh: SMH.

Có nhiều nguyên nhân khiến nhiên liệu tại Úc tăng mạnh thời gian qua. Thứ nhất đó là ảnh hưởng từ cuộc chiến tại Ukraine, khiến cho nguồn cung xăng dầu và khí trên trên thế giới bị thiếu hụt nghiêm trọng do không nhập khẩu từ Nga. Thực tế này đã đẩy giá xăng dầu và khí gas của thế giới leo thang chóng mặt.

Thứ hai vì thị trường thế giới thiếu nhiên liệu, nên nhu cầu than và khí gas của Úc phục vụ xuất khẩu gia tăng đột biến, đã kéo theo việc tăng giá điện bán buôn cũng như giá gas tại Úc. Trong khi đó, do nhu cầu năng lượng trên thế giới giảm trong giai đoạn đại dịch, nên nhiều cơ sở sản xuất thu hẹp và khi nhu cầu đột ngột tăng cao đã không kịp trở tay để đáp ứng.

Thứ ba đó là các nhà máy điện than tại Úc đã hoạt động nhiều năm nay cần tiêu thụ nhiều than hơn, trong khi 1/4 nhà máy điện than ngừng hoạt động trong một thời gian dài khiến cho chi phí sản xuất điện tăng cao.

Thứ tư là nguồn cung khí gas tại Úc đang sụt giảm. Theo Cơ quan giám sát năng lượng Úc, nguồn khí gas ở phía Đông Nam nước này và cả ở ngoài khởi bang Victoria đều đang sụt giảm cũng khiến cho giá khí gas tại nước này tăng cao. Thứ năm đó là mùa đông tại Úc năm nay đến sớm và những ngày đầu đông cũng rét hơn mọi năm, khiến cho việc tiêu thụ tăng cao hơn so với mọi năm.

Những lý do này khiến cho giá nhiên liệu tại Úc đang gia tăng chóng mặt trong những tháng qua. Trước tình trạng này, các cơ quan chức năng đang tích cực thảo luận để tìm giải pháp hạ giá thành năng lượng, giảm sức ép tới cuộc sống của người dân vốn đang chao đảo vì lạm phát.

Trong đó, Cơ quan giám sát năng lượng Úc đã áp đặt mức giá trần đối với khí gas. Tuy nhiên chỉ riêng biện pháp này là chưa đủ và Úc cần tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề này.

Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu Úc Chris Bowen cho biết, chính quyền của nước này sẽ không kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện than mà sẽ tìm kiếm các biện pháp để nâng cao độ tin cậy của lưới điện và kiểm soát chặt chẽ công suất khai thác.

Bộ trưởng Bowen cho hay, Úc sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo; tăng cường việc sử dụng các công nghệ mới như hydrogen để các công nghệ này có thể ứng dụng rộng rãi, thay thế các công nghệ cũ. Đồng thời, Bộ trưởng Bowen cũng cho rằng Úc cũng cần đảm bảo rằng các máy phát điện có thể sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

Các tuyên bố của Bộ trưởng Bowen mới chỉ cho thấy các nguyên tắc trong chính sách năng lượng trong trung và dài hạn ở Úc, vì vậy trong ngắn hạn, giá năng lượng tại nước này sẽ vẫn tiếp tục tăng phi mã./.

Theo VOV.vn

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...