Du học Úc vừa học vừa làm và những chuyện giờ mới kể

Tin Nước Úc 01/03/2017 4:40 chiều

(www.Alouc.com) – Đi du học, dù bạn xuất thân từ gia đình có điều kiện hay gia đình khó khăn đều đã trải nghiệm việc đi làm thêm. Mỗi người một câu chuyện đôi khi là dở khóc dở cười nhưng cũng là những kỷ niệm đẹp thời sinh viên.

Xem thêmMuôn hình vạn trạng các công việc làm thêm cho du học sinh Việt ở Úc

Xem thêmChia sẻ kinh nghiệm kiếm việc làm thêm lương cao ở Úc

Gia nhập các hội nhóm sinh viên hoặc cộng đồng online và offline là cách mà Huyền Dương, cô sinh viên mới sang Úc tháng 2 vừa rồi chia sẻ, cách này giúp Dương đã tìm được việc làm tại một tiệm hoa quả người Việt nho nhỏ ở Brisbane. Tiệm hoa quả này do một chị cũng cùng tên Dương, từng theo học trường của Dương mở. Lúc gặp nhau hai chị em cứ cười vì nhiều điểm giống nhau quá. Công việc tương đối nhẹ nhàng với sức vóc của con gái lại gần nhà nên Dương cũng theo làm được khoảng 2 năm.

Tuấn Hùng, sinh viên Công nghệ thông tin thì hay lang thang lên trang web của trường, đọc trên bảng tin gần siêu thị, đọc báo chia sẻ cả 2 công việc bạn từng làm đều tìm được trên bảng tin đều qua kênh này. Thú vị là có một công việc nghe rất hoành tráng: “Dắt thú cưng đi dạo”. Công việc này, Hùng đã làm được tận nửa năm và giữ nguyên cân nặng dù ăn nhiều đồ bơ sữa bởi phải đi bộ khá nhiều hằng ngày.

Trường nào cũng có hội sinh viên và dịch vụ giúp đỡ du học sinh tìm việc làm thêm, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được tư vấn miễn phí từ các nguồn tin đáng tin cậy này nhé. Cũng nhờ chương trình này mà Hải Anh tìm được người yêu hiện tại sau khi nhờ anh người yêu giúp tìm việc làm.

An Khánh thì có một kỷ niệm khá xúc động với chủ của cửa hàng đầu tiên mà bạn làm. Đó là một bác người Trung Quốc đã lớn tuổi, thấy Khánh gầy, nhỏ người sợ không chịu nổi mấy hồi nhưng do nhà hàng đang cần người gấp nên vẫn nhận. Không ngờ Khánh lại rất năng nổ và được việc. Lâu dần thành quý, bác chủ thường nhắc Khánh nấu mì với đồ ăn buổi tối, lúc vắng khách. Sau bác quản lý già và ít khi ra cửa hàng, chỉ có người con trai khá kĩ tính thường xuyên soi lỗi và bắt đền nếu làm hỏng đồ dùng của quán.

Châu Trần tâm sự: Mình lúc đi học cũng làm 2-3 jobs tùy lúc học khó và dễ. Cũng tốt nghiệp ra trường và có việc làm. Rất vất vả và phải cố nhiều lắm nhưng cũng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt khoảng $10-$13,000/năm thôi. Có nhiều người qua đây làm nhiều lắm nhưng mình chắc chắn làm quá nhiều thì khó học xong đại học, thường thì họ học những ngành ko cần đầu tư thời gian để research, làm assigment. Nên nếu bạn xác định qua học những ngành professionals thì phải trang bị tài chính cho việc học.

Theo quy định của Chính phủ Úc, 20 giờ/tuần là thời gian tối đa mà sinh viên có thể đi làm thêm. Thanh Thúy thì khuyến cáo về cách làm thêm quá thời gian quy định nêu trên, đó làm việc tại các chợ ở Úc, với giờ giấc khá linh động và trả lương bằng tiền mặt. Đợt đó Thúy cũng theo bạn đi làm thêm ở chợ, phải dậy khá sớm và về muộn, mỗi ngày chỉ ngủ được tầm 5, 6 tiếng. Chỉ 1 tháng là kết quả học tập đã xuống dốc, đi học toàn ngủ gật. Sợ quá nên Thuý đành bỏ việc ở chợ để có thời gian nghỉ ngơi và làm bài. Hãy nhớ mục đích quan trọng nhất của các bạn là đi học phải không?

Nam Anh thì có câu chuyện về việc cạnh tranh công việc với một bạn người bản xứ. Thông thường mức lương của các chủ người bản xứ và chủ người Việt Nam hay Châu Á có thể khác nhau. Một số nhà hàng Việt Nam hay Trung Quốc thường trả từ 8 – 10 đô. Các chủ của Úc có thể trả cao hơn, tầm 12 – 14 đô Úc. Đợt đó đến phỏng vấn vào làm cho một cửa hàng bán đồ phụ kiện cho nữ giới. Bạn người Úc đến phỏng vấn cùng ngày với Nam Anh khá tự tin. Nhưng bạn chủ lại chọn Nam Anh bởi có guu ăn mặc và khá kỹ tính, thích hợp để tư vấn cho các khách hàng nữ.

Nên hay không làm thêm ở Úc?

Không riêng gì Úc, phần lớn du học sinh đều chọn làm thêm như một cách để giảm chi phí, tăng vốn tiếng Anh và kỹ năng sống.

Kết quả hình ảnh cho du học sinh làm thêm ở úc

Tuy nhiên, việc đi làm vất vả, đôi khi 12 – 13 tiếng/ngày có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của các bạn. Anh Tuấn đã từng mất nửa kỳ do đi làm thêm quá nhiều nên không thể tiếp thu hết bài giảng và hoàn thành tốt bài tập cuối kỳ. Vì vậy, lời khuyên cho các bạn sinh viên mới sang là chỉ nên đi làm từ 1 – 2 buổi/tuần. Khi bạn đã quen với nhịp sống và cách học ở bên này, lúc ấy có thể điều chỉnh thời gian tăng lên.

Xem thêmDu học sinh Việt và nỗi ác mộng khi đi làm thêm ở Úc

Xem thêmChia sẻ các tips giúp bạn tìm việc làm thêm tại Úc

Hà Vân – sinh viên trường Edith Cowan thì quan niệm việc đi làm thêm là một cách giải toả căng thẳng từ bài vở. “Kết hợp học và làm việc để khám phá môi trường sống và con người xung quanh cũng giúp mình học được rất nhiều thứ như kỹ năng vận hành, quản lý, điều tiết nhân sự, kỹ năng xử lý các tình huống khủng hoảng trong nhà hàng thực phẩm.

Thẻ:, , ,

Same category

Quán quân Olympia 2019: Không đi du học Úc, không muốn bị coi là “nhân tài”

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 Trần Thế Trung nói: “Trên thực tế, Đường lên đỉnh Olympia chỉ là một sân chơi truyền hình và mình chỉ là một người thắng cuộc”. Trần Thế Trung được biết đến là Quán quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19. Sau…

Recent news

Tìm hiểu về Đại sứ thương hiệu Fun88 – Iker Casillas

Thể Thao 18/09/2023

Nhà cái uy tín hàng đầu thị trường Việt Nam sẽ chào đón đại sứ thương hiệu Fun88 Iker Casillas – Sự hợp tác với thủ thành huyền thoại đến từ người Tây Ban Nha và nhà cái hàng đầu Châu Á đó chính là Fun88. Đại sứ thương hiệu Fun88 là ai? Đại sứ…

Chuyện gì đang xảy ra ở New Zealand vậy?

Bí ẩn 14/02/2023

Bão Gabrielle quét qua đảo Bắc ở New Zealand đã khiến hạ tầng hư hại nghiêm trọng và hàng nghìn người phải sơ tán. Công tác khắc phục thiên tai cũng gặp khó khăn do thời tiết xấu.     Con thuyền mắc kẹt trên đá ở đảo Great Barrier. Ảnh: Ninette Birck/RNZ. New Zealand ngày…

Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris – Thời điểm vàng để sử dụng trong phòng chống dịch COVID-19 tại Úc

Cộng Đồng 31/12/2021

Nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris đã được biết đến với nhiều giá trị dược liệu quý trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, suy giảm chức năng gan, thận, tăng cường miễn dịch…, và đặc biệt mới đây hoạt chất chính có trong nấm Đông trùng hạ thảo – cordycepin đã…