Home Thời Sự WHO kêu gọi tìm tên mới cho bệnh đậu mùa khỉ vì… oan cho khỉ
Thời Sự

WHO kêu gọi tìm tên mới cho bệnh đậu mùa khỉ vì… oan cho khỉ

Giới chuyên gia cảnh báo rằng tên này có thể gây kỳ thị dù loài này không liên quan nhiều với sự lây lan của bệnh. Chẳng hạn như mới đây tại Brazil có báo cáo về các vụ người dân tấn công khỉ do lo sợ dịch bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi công chúng giúp tìm tên mới ít kỳ thị hơn cho bệnh đậu mùa khỉ, căn bệnh hiện gắn với tên một loài vốn không liên quan nhiều đến sự lây lan bệnh hiện nay và lục địa mà nó xuất phát là châu Phi.

“Bệnh đậu mùa khỉ ở người đã được đặt tên trước khi có các quy trình tốt nhất hiện nay trong việc đặt tên bệnh. Chúng tôi thật sự muốn tìm một cái tên không gây kỳ thị”, Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn WHO Fadela Chaib nói ngày 16-8.

Theo bà Chaib, WHO đã bắt đầu tiến hành cuộc tham vấn công chúng về việc đổi tên bệnh đậu mùa khỉ thông qua trang web https://icd.who.int/dev11.

Người dân xếp hàng tại một điểm tiêm ngừa đậu mùa khỉ ở London, Anh, ngày 30-7 – Ảnh: REUTERS

Trong nhiều tuần qua, WHO lên tiếng lo ngại về tên của virus gây bệnh đậu mùa khỉ, vốn xuất hiện trên toàn thế giới vào tháng 5-2022 vừa qua. Giới chuyên gia cảnh báo rằng tên này có thể gây kỳ thị đối với loài linh trưởng trong khi loài động vật này lại không liên quan nhiều với sự lây lan của bệnh tại châu Phi.

Chẳng hạn như mới đây tại Brazil có báo cáo về các vụ người dân tấn công khỉ do lo sợ dịch bệnh.

Mặc dù virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm từ động vật sang người, nhưng các chuyên gia của WHO nhấn mạnh sự lây lan toàn cầu gần đây là do tiếp xúc gần với người bệnh.

Giới khoa học đã đặt tên virus gây bệnh đậu mùa khỉ do virus ban đầu được xác định trên những con khỉ vốn được nuôi để nghiên cứu ở Đan Mạch vào năm 1958. Tuy nhiên, bệnh này được tìm thấy ở một số loài động vật, chủ yếu là ở loài gặm nhấm.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu ở người vào năm 1970 tại CHDC Congo và sau đó chủ yếu lây lan tại một số quốc gia Tây và Trung Phi.

Nhưng bệnh này bắt đầu bùng phát mạnh vào tháng 5-2022 tại nhiều nước vốn không ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu. Theo thống kê của WHO, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 31.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ kể từ đầu năm đến nay và 12 ca tử vong. Ngày 23-7 vừa qua, WHO tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Tuần trước, giới chuyên gia nhất trí trong việc sử dụng chữ số La Mã thay vì khu vực địa lý để đặt tên các biến thể của virus gây bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, chủng virus trước đây được gọi là chủng Congo Basin gây bệnh đậu mùa khỉ đặc hữu ở Trung Phi nay gọi là chủng I (Clade I), trong khi chủng virus trước đây gọi là chủng Tây Phi nay gọi là chủng II (Clade II). Chủng II gồm 2 dòng phụ được gọi là chủng IIa và chủng IIb, trong đó chủng IIb là nhóm biến thể chính lưu hành trong đợt bùng phát vừa qua.

Theo Tuổi trẻ

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Siêu bão mạnh nhất toàn cầu năm 2022 đang đe dọa Nhật Bản

Hinnamnor, đến nay là siêu bão mạnh nhất toàn cầu năm 2022,...

Úc sẽ không lùi bước trước sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông

Úc khẳng định sẽ kiên trì bảo vệ trật tự dựa trên...

Nữ thủ tướng Phần Lan xin lỗi vì bức ảnh ngực trần

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin ngày 23-8 lên tiếng xin lỗi...

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc: ‘Thế giới đang nguy hiểm tột độ’

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia dừng...