Điện thoại, bàn phím máy tính, thớt… bạn sử dụng mỗi ngày mà có thể không biết nó tích tụ nhiều vi khuẩn.
Bàn phím máy tính
Những khe hở khó lau chùi và dễ bỏ qua ở bàn phím máy tính là ổ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Làm sạch bàn phím kỹ càng là việc bạn cần làm để tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây hại. Nghiên cứu chỉ ra, bàn phím bạn gõ mỗi ngày có lượng vi khuẩn gấp nhiều lần bồn cầu nhà vệ sinh.
Điện thoại di động
Chiếc smartphone theo bạn từ khi thức dậy, vào nhà tắm, phòng vệ sinh, đến bữa ăn, ở văn phòng, lúc làm bếp. Điện thoại chứa nhiều bụi bẩn hơn mắt thường có thể nhìn thấy, chủ yếu từ bàn tay chạm vào.
Nghiên cứu chỉ ra, trung bình mỗi người kiểm tra điện thoại khoảng 47 lần trong ngày. Nhiều người sử dụng điện thoại liên tục kể cả lúc nghỉ trưa, đêm khuya. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn truyền từ tay sang điện thoại và ngược lại, có thể khiến sức đề kháng của bạn yếu đi. Thậm chí virus cúm có thể truyền lên điện thoại của bạn và sang người thân nếu họ sử dụng chiếc điện thoại ấy.
Điện thoại bẩn và chứa vi khuẩn nhiều hơn nhà vệ sinh gấp 10 lần, theo những nghiên cứu về y tế công cộng. Hãy pha dung dịch gồm 60% nước và 40% cồn để vệ sinh mặt trước sau của điện thoại giúp phòng bệnh.
Vệ sinh căn bếp thường xuyên vì từ đây nhiều vi khuẩn có thể tới bữa ăn của gia đình. |
Đá lạnh
Viên đá mát lạnh chúng ta vẫn thêm vào đồ uống mỗi ngày thường được sản xuất với nguồn nước không rõ nguồn gốc và chưa qua xử lý. Nước đá không sạch là nguồn lây bệnh nguy hiểm, có thể chứa các vi khuẩn thương hàn, tả, viêm đường ruột… Cách nhận biết nước đá sạch là viên đá trong suốt, không mùi không vị, không nổi bọt khí, khi tan ra có thể uống như nước thường.
Giẻ rửa bát
Trong các vật dụng chứa nhiều vi khuẩn, giẻ hay mút rửa bát luôn đứng đầu bởi chúng ẩm ướt, có mùi và tích tụ nhiều vi khuẩn. Mỗi ngày, thức ăn thừa, nước, vi khuẩn bám vào giẻ rửa bát và càng sinh sôi theo thời gian. Đó là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gây ngộ độc phát triển.
Các nhà khoa học đã phát hiện có khoảng 10 triệu vi khuẩn các loại trên diện tích khoảng 2,54 cm2 của miếng rửa bát, nhiều gấp 200.000 lần so với lượng vi khuẩn đo được tại bồn cầu nhà vệ sinh. Nhiều gia đình làm sạch giẻ rửa bát bằng nước tẩy javer để tránh lây bệnh.
Thớt
Thớt để thái thịt tươi sống và nhiều loại thực phẩm là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Rửa sạch, ngâm thớt qua nước sôi để hạn chế vi khuẩn.
Theo Bold Sk