Home Hỏi Đáp Hỏi đáp: “Làm Visa hôn nhân Úc” nên Đính hôn hay Đăng ký kết hôn hơn ?
Hỏi Đáp

Hỏi đáp: “Làm Visa hôn nhân Úc” nên Đính hôn hay Đăng ký kết hôn hơn ?

(www.Alouc.com) – Chọn nộp hồ sơ theo diện đính hôn hay kết hôn thì tùy thuộc vào giấy tờ tùy thân, bằng chứng của mối quan hệ, và quan trọng hơn là sự kiên nhẫn của mỗi trường hợp. Nhiều trường hợp mọi người hay có thắc mắc như: Tại sao bạn tôi làm hồ sơ đính hôn chỉ có vài tháng là được qua Úc? Tại sao tôi làm hồ sơ thật mà lâu như vậy?

>>> Xem thêmCảnh báo về việc phỏng vấn qua điện thoại đối với visa kết hôn tại Úc

Thực tế thì cũng dễ hiểu, vì nhiều người hay cho rằng mối quan hệ của họ là thật, họ tự tin với điều đó và khi làm hồ sơ dẫn tới sự chủ quan và cung cấp ít giấy tờ chứng minh về mối quan hệ, làm cho bộ phận xét duyệt không cảm thấy tin tưởng hoặc chắc chắn đây là hồ sơ hợp lệ dẫn đến yêu cầu bổ sung giấy tờ, bằng chứng hoặc từ chối thẳng.

kết hôn giả

Theo Quang Huy thì hồ sơ đính hôn hay đã đăng ký kết hôn rồi nộp theo diện vợ/chồng cũng gần giống nhau và chỉ khác ở điểm một loại chưa đăng ký và một loại đã đăng ký. Quang Huy xin tóm tắt giải thích như sau:

Đính hôn

Loại visa này dành cho những cặp đôi thuộc diện Đính hôn hay còn được gọi là hứa hôn, vị hôn thê/hôn phu, đám hỏi, fiance hoặc trong ngành di trú gọi là Subclass 300. Yếu tố quan trọng nhất là phải chứng minh về sự hiểu biết của hai người về nhau, chứng minh được mối quan hệ thành thật và sẽ được duy trì lâu dài. Hai người đã từng gặp nhau, đã từng có liên lạc thân thiết suốt một thời gian nhất định, các bằng chứng liên quan .v.v

Khi nào thì mới gọi là đính hôn?

Theo như phong tục của người Việt Nam thì thông thường Đính hôn là việc làm lễ ra mắt gia đình đôi bên hoặc nhiều nơi gọi lễ dạm ngõ. Nhiều cặp tình nhân trẻ thời nay có cầu hôn qua điện thoại và nhiều trường hợp có tính chất lãng mạn hơn như trao nhẫn cầu hôn dưới một hình thức tổ chức nào đó..v.v.

Kết hôn 

Visa kết hôn Úc là loại visa này còn được gọi là vợ/chồng hoặc trong ngành di trú gọi là Subclass 309. Cũng giống như loại đính hôn, nhưng còn phải có thêm Giấy Đăng Ký Kết Hôn của cơ quan có thẩm quyền cấp. Tất nhiên, loại này cũng phải chứng minh về sự hiểu biết của hai người và chứng minh mối quan hệ thành thật và sẽ được duy trì lâu dài.

Khi nào thì mới được gọi là kết hôn?

Nhiều người nghĩ rằng làm lễ đám hỏi xong rồi làm một đám cưới thì hai người sẽ trở thành vợ chồng. Điều này chỉ đơn giản được công nhận là vợ chồng với mục đích tục lệ mà thôi chứ về pháp lý thì phải có giấy Đăng Ký Kết Hôn của cơ quan có thẩm quyền thì mới được Bộ Di Trú Úc công nhận là một cặp vợ chồng.

*Lưu ý: Đối với các diện quan hệ đồng giới khi nộp xin visa, cũng có thể xin theo diện 309 này tuy rằng đồng giới không nhất thiết phải đăng ký mà những đối tượng đồng giới xin theo diện sống không giá thú, trường hợp này tôi sẽ có một bài viết riêng sau này.

>>> Xem thêmTrong thời gian đợi xét duyệt Visa kết hôn thì có được về Việt Nam không?

Quan điểm của Tạ Quang Huy

Chọn nộp hồ sơ theo diện đính hôn hay kết hôn thì tùy thuộc vào giấy tờ tùy thân, bằng chứng của mối quan hệ, và quan trọng hơn là sự kiên nhẫn của mỗi trường hợp, có rất nhiều người muốn là đơn giản hóa giấy tờ vì họ ngại phiền phức hoặc có người muốn thật chắc chắn nên chuẩn bị rất kỹ lưỡng từng loại giấy từ nhỏ đến lớn, Quang Huy xin phân tích như sau:

(i)    Khi nộp hồ sơ theo diện đính hôn thì người bảo lãnh phải xin giấy xác nhận độc thân cũng như xin cả giấy xác nhận của người chứng hôn xác nhận rằng hôn lễ sẽ được diễn ra tại Úc. Xin hai khoản giấy tờ này không khó cộng thêm về việc đăng ký kết hôn tại Úc cũng không ngoại lệ. Thủ tục này dễ chịu và nhanh chóng đối với người bảo lãnh;

(ii)    Khi nộp hồ sơ theo diện kết hôn thì đương đơn phải cung cấp Giấy Đăng Ký Kết Hôn của cơ quan có thẩm quyền cấp. Để được sở hữu giấy đăng ký này phải trải qua một quá trình không đơn giản.

Điều đầu tiên người bảo lãnh phải làm giấy xác nhận độc thân rồi lãnh sự hóa (đến lãnh sự quán nước mình tại Úc yêu cầu xác nhận) giấy này rồi đem về nơi cư trú của đương đơn cộng thêm giấy công hàm của Đại Sứ Quán Úc và bắt đầu triển khai công việc với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy Đăng Ký Kết Hôn.

visa úc

Nhiều quốc gia có yêu cầu người bảo lãnh phải khám sức khỏe và kiểm tra tâm thần. Mỗi quốc gia có yêu cầu riêng của họ và nhiều lúc gây chán nản bởi sự chờ đợi, khó khăn, tốn kém, v.v…

Làm hồ sơ theo diện kết hôn có lợi nhất điểm nào?

Một điểm lợi cho hồ sơ theo diện kết hôn là ví dụ hồ sơ theo diện này được nộp vào ngày 3/6/2014 tại Đại Sứ Quán/Tổng Lãnh Sự và nếu đương đơn được chấp nhận cấp visa vào ngày 3/12/2014 thì Bộ Di Trú sẽ tính ngày được xin thường trú là 2 năm kể từ 3/6/2014. Tức là đã tính luôn khoản thời gian chờ đợi để được cấp Visa. Điều này tiết kiệm được khá nhiều thời gian.

Ngược lại, nếu đương đơn nộp theo diện đính hôn vào ngày 3/6/2014 và được chấp nhận cấp visa vào ngày 3/12/2014. Sau khi tới Úc, đăng ký kết hôn xong rồi nộp hồ sơ (Subclass 820) trong vòng 9 tháng kể từ ngày cấp thì Bộ Di Trú sẽ tính 2 năm kể từ ngày nộp hồ sơ Subclass 820 đó. Tức là thời gian dôi ra thêm tối thiểu 9 tháng và nhiều hơn nữa.

Phân tích theo Luật Di Trú

Nếu phân tích theo luật di trú thì theo Quang Huy, đính hôn có nghĩa là chưa cưới và nếu chưa cưới thì không thể sống với nhau như một cặp vợ chồng bởi vậy không nhất thiết phải chứng minh như một cặp vợ chồng.

Và điều này có thể vô tình ảnh hưởng đến các bằng chứng của bạn không có hiệu quả cho lắm nhưng đương nhiên là phải tùy trường hợp.

Một cặp vợ chồng sống với nhau thì phải có các hóa đơn thanh toán chung (điện nước, tivi, internet. .v.v) cũng như các công việc trong gia đình đều có hai người đóng góp (tài khoảntiết kiệm, mua xe chung, mua nhà chung, .v.v).

Tất nhiên hai người vẫn phải chứng minh sự hiểu biết về nhau, yêu thương nhau và cũng cần phải chứng minh mối quan hệ của họ sẽ được duy trì lâu dài.

Điều đáng ghi nhớ ở đây là nếu là một cặp đính hôn thì chỉ cần chứng minh “ý định” của hai người sẽ thành vợ/chồng chứ không cần phải chứng minh đã là một cặp vợ/chồng như nhiều người hay bị nhầm lẫn.

Để tránh nhiều phiền phức, tốn kém cũng như thời gian của nhiều người thì Quang Huy thấy có khá nhiều người làm lễ đính hôn và đám cưới trong một ngày nhưng không có đăng ký kết hôn.

Khi nộp hồ sơ họ nộp theo diện Đính hôn. Điều này được hiểu là họ đã đáp ứng theo tục lệ để nên vợ nên chồng rồi khi qua tới Úc sẽ làm đăng ký kết hôn theo luật pháp của Úc.

Theo Quang Huy thì mặc dù có nộp hồ sơ theo diện đính hôn hay kết hôn thì độc giả nên chuẩn bị hồ sơ chu đáo và đầy đủ. Hồ sơ không rõ ràng hoặc thiếu giấy tờ chỉ gây thêm sự chậm trễ trong quá trình xét duyệt.

Đừng nên chủ quan và nghĩ của mình là hồ sơ thật, cung cấp giấy tờ không đúng quy định rồi Bộ Di Trú sẽ cấp visa. Kinh nghiệm cho thấy rằng nhiều hồ sơ chủ quan sẽ phải tốn kém chi phí khiếu nại với Tòa cũng như tốn kém về thời gian khá nhiều.

>>> Xem thêmĐược cấp visa kết hôn…có bắt buộc phải sống tại Úc không?

Làm gì khi bị từ chối cấp visa?

Khi chủ quan về việc xin định cư theo diện đính hôn hay kết hôn thì có thể dẫn đến việc từ chối cấp visa do bộ phận xét duyệt nhận thấy không đủ bằng chứng thuyết phục họ chấp nhận hồ sơ. Tất nhiên người bảo lãnh có quyền xin khiếu nại với Tòa Tái Cứu Xét Di Trú khi nhận được quyết định từ chối cấp visa.

ta-quang-huy

Thời gian hiện nay là khoảng 12 tháng kể từ khi nộp hồ sơ khiếu nại. Đương đơn và người bảo lãnh cũng vẫn phải chứng minh với Tòa rằng mối quan hệ của hai người đã từng, vẫn còn và tương lai luôn thành thật. Thời gian chờ đợi thường gây cho đôi bên sự bực bội, chán nản và thiếu tin tưởng với hệ thống luật pháp.

Nhưng ngược lại, nếu kể từ ban đầu họ có sự chuẩn bị chu đáo cho hồ sơ và không chủ quan thì không có đến nỗi nào phải trải qua những phiền phức về việc chứng minh mối quan hệ của mình cho Tòa.

Kinh nghiệm cho thấy có người nộp hồ sơ theo diện đính hôn rồi bị từ chối hồ sơ cũng chỉ vì họ nghĩ rằng mối quan hệ của họ thành thật và không cung cấp bằng chứng chứng minh mối quan hệ của mình rồi dẫn đến hậu quả….

Khi Bộ Di Trú đã thông báo từ chối cấp visa thì có người nghĩ rằng có thể điện thoại trực tiếp cho người quyết định hồ sơ rồi “năn nỉ” xem và xin cung cấp thêm bằng chứng.

Theo luật pháp, một khi đã có quyết định từ chối cấp visa, thủ tục tiếp theo chỉ là khiếu nại với Tòa Tái Cứu Xét hoặc tái nộp hồ sơ mà thôi. Sau khi khiếu nại thì cũng đã mất ít nhất là 1 năm rồi. Thậm chí có nhiều người đã sinh con mà vẫn phải sống xa nhau, mỗi người một ngã thật là điều đáng tiếc.

Quang Huy hy vọng phần giải thích của mình đem lại hữu ích cho độc giả!

>>> Xem thêm một số bài viết nổi bật về Visa kết hôn Úc:

Theo Tạ Quang Huy

Related Articles

Việt Nam: Trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?

Việc đổi số khi chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang...

Hố sụt “tử thần” xuất hiện do nguyên nhân nào?

Liên tiếp gần đây, nhiều hố tử thần sâu hoắm đã xuất...

‘Hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Bạn đọc hỏi: Mã ‘hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn...