Trong khi các nước trên thế giới đang khẩn trương và gấp rút để đối phó với địa dịch corona, Anh quốc lại có vẻ như không mấy mặn mà trong vấn đề này. Tại sao lại có tình trạng này xảy ra? Hôm qua, chính phủ Anh đã đưa ra chỉ đạo mới rằng người dân nếu có triệu chứng ho thì không nên ra đường. Thế nhưng, những biện pháp quyết liệt hơn như cấm tụ tập đông đúc hay cho đóng cửa trường học – biện pháp mà các nước láng giềng đã thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trên diện rộng, lại không được ban bố thực hiện tại Anh. Nước này chỉ yêu cầu nếu người dân có triệu chứng như ho, sốt… thì tự cách ly tại nhà chứ không khuyến khích đến bệnh viện kiểm tra.
Đi ngược với giải pháp của WHO
Cách làm này đã gây nên nhiều ý kiến chỉ trích, thế nhưng Patrick Vallance – bác sĩ y khoa đồng thời là cố vấn khoa học tại Anh, đã phát biểu với truyền thông hai nguyên nhân chính về cách làm này.
Nguyên nhân đầu tiên chính là nhằm giảm áp lực lên hệ thống y tế, vì hệ thống y tế không đủ nguồn lực để phục vụ chữa trị một lúc số lượng lớn bệnh nhân. Nguyên nhân thứ hai chính là để bảo vệ nhóm có nguy cơ cao – gồm người già và các bệnh nhân.
Khi những người có triệu chứng bệnh hoặc có thể đã mang bệnh đều ùn ùn kéo đến bệnh viện thì nhóm nguy cơ cao sẽ lại là những người dễ bị nhiễm nhất, thế nên chính phủ yêu cầu người dân thực hiện tự cách li tại nhà, vì những triệu chứng này cũng như triệu chứng của cảm cúm thông thường, khoảng thời gian tự cách li sẽ giúp cơ thể tự sinh ra kháng thể, giảm các triệu chứng và khỏi bệnh.
Phương pháp này giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng – vốn được tại ra những người đã khỏi bệnh (có kháng thể chống lại virus). Cách làm này đi ngược lại với lời kêu gọi của WHO, khi Tổ chức này nói rằng các nước cần có những hành động thiết thực nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Mark Woolhouse – giảng viên tại Đại học Edinburgh nói rằng cách làm này chính là “chuyển khó khăn thành cơ hội”. Ông bày tỏ quan điểm ủng hộ cách làm của chính phủ Anh vì ông cho rằng, cách làm này có hiệu quả hơn so với lời kêu gọi của WHO.
Ông nêu rõ ý kiến rằng cách làm này có thể giúp ngăn chặn và tiêu diệt triệt để dịch bệnh, cũng giống như SARS, còn hơn là chúng ta phải học cách tồn tại với nó. Ông cho rằng WHO có khả năng sẽ thay đổi cách đối phó với virus corona giống như cách Anh đang làm.
Helen Ward thuộc Đại học Imperial ở London nói rằng, nhiều chuyên gia y tế ở nước này đang kì vọng sẽ có những can thiệp phù hợp hơn. Miễn dịch cộng đồng đang gây ra nhiều lo lắng và làm sao nhãng mục đích chính để bảo vệ sự sống là ngăn chặn dịch bệnh đạt đỉnh. Helen cho rằng miễn dịch cộng đồng sẽ không khả thi nếu không có vaccine. Kể cả khi người lớn tuổi được chăm sóc tốt hơn, vẫn có hàng triệu người trẻ, khỏe bị nhiễm bệnh.
Helen cho biết thêm cách làm này chỉ để đối phó với trường hợp xảy ra ngoài ý muốn cách thụ động. Thế nhưng, cách làm này sẽ khiến hệ thống y tế sụp đổ. Cô ấy cũng nói thêm rằng không phải là chính phủ coi thường hay thờ ơ với đại dịch corona virus, nhưng hiện tại mọi người đang trong thế bị động và không có hành động gì để đảm bảo.
Tranh cãi
Devi Sridhar thuộc Đại học Edinburgh cho rằng cách làm của chính phủ Anh là không thích hợp. Những quốc gia khác đã chứng minh rằng tốc độ phản ứng chính là yếu tố quyết định để đối phó với dịch corona này. Cấm tụ tập đông người, hoãn những chuyến bay và những giao thiệp không quá quan trọng và yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà… là những biện pháp mà các nước đang thực hiện và đã có những hiệu quả nhất định.
Chính phủ đã phản bác mạnh mẽ những ý kiến này. Vallance phát biểu tại cuộc họp báo ở Phố Downing rằng nếu siết qua chặt vấn đề di chuyển, người dân sẽ dần cảm thấy khó chịu và sự tuân thủ sẽ giảm khi đỉnh dịch xảy ra.
Một vài người đã nhìn vào cách đối phó dịch của Trung Quốc và đã nghĩ rằng đến khi nào thì nước Anh mới thực sự đưa ra những phương án đối phó dịch tích cực hơn. Một cuộc nghiên cứu được công bố hôm qua, nói về phương pháp cách ly tại Vũ Hán – nơi dịch bùng phát, cho thấy rằng cách làm tại nơi này thực sự hiệu quả. Nhưng với sự khác biệt về dân số và các yếu tố khác, không phải quốc gia nào cũng có thể áp dụng cách chống dịch giống nhau.
Thống kê số liệu về các ca nhiễm Covid-19 tại Anh cho đến ngày 16/03/2020
Anthony Costello thuộc Đại học London – đã từng làm việc tại WHO, nói rằng việc cách ly ở Trung Quốc và Hàn Quốc đã mang lại hiệu quả, thế nên nước Anh cần phải thực hiện quyết liệt hơn. Ông nói rằng nước Anh đang đi ngược lại cách làm với các nước trên thế giới trong vấn đề cách ly, và điều này rất đáng quan ngại.
Mặc dù vẫn có rất nhiều người đang nỗ lực làm việc để tác động đến chính phủ nhằm làm thay đổi cách làm của họ trong việc ngăn ngừa và chữa trị Covid-19, thế nhưng phải cần thêm rất nhiều bằng chứng và chúng phải mang tính xác thực cao mới có thể may ra làm lung lay ý nghĩ của chính phủ Anh.
Số ca nhiễm tại Anh tăng rất nhanh theo từng ngày, và đã có tới hơn 1000 ca nhiễm virus corona.
Theo tinhte