Home Cộng Đồng Nên chọn Úc hay Mỹ để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn?
Cộng Đồng

Nên chọn Úc hay Mỹ để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn?

(www.Alouc.com) – Sau chiến thắng đầy bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Nguyên Thủ tướng Úc Paul Keating đã có một nhận định khá táo bạo rằng “Xã hội của chúng ta (Úc) còn tuyệt hơn ở Mỹ nhiều” – ông chia sẻ với ABC TV.

screenshot_1

Có rất nhiều dữ liệu minh chứng cho quan điểm của ông.

Trước hết hãy xét đến Chỉ số Phát triển Con người (Human Development Index), một bảng xếp hạng các nước được Liên Hợp Quốc tập hợp mỗi năm. Nó xếp hạng các quốc gia dựa theo 3 tiêu chí nền tảng quyết định đến chất lượng cuộc sống: sức khỏe, thành tựu giáo dục và thu nhập.

Trong bảng xếp hạng mới đây, Úc đứng vị trí thứ 2 thế giới chỉ sau Na Uy. Và nếu xét đến cả khí hậu ôn hòa thì chắc Úc đã đứng thứ nhất. Trong khi đó Mỹ chỉ xếp thứ 8.

Một lý do nữa khiến Úc “bỏ xa” Mỹ trong bảng xếp hạng của Liên Hợp Quốc là những số liệu thống kê về sức khỏe. Tuổi thọ dự tính khi sinh (life expectancy at birth) ở Úc đạt 82,8 vào năm 2015, cao thứ 4 thế giới theo số liệu của WHO.
Tuổi thọ này dài hơn 3 năm so với Mỹ (79,3 tuổi), đất nước chỉ đứng thứ 31 (thấp hơn cả Chile, Costa Rica và Hy Lạp). Tuổi thọ dự tính khi sinh đặc biệt tốt đối với đàn ông Úc, lên đến 80,9 tuổi – chỉ ít hơn vài tháng so với 2 nước đứng đầu là Thụy Sĩ (81,3) và Iceland (81,2).
 
Hình ảnh có liên quan
Tuổi thọ trung bình của Úc là 82.8 trong khi Mỹ là 79.3, có nghĩa người Úc bình quân sống lâu hơn người Mỹ 3.5 năm. 

Nhưng sống lâu không phải điểm cộng duy nhất khiến Úc được đánh giá cao. Tháng 9 vừa qua, Úc đã được xếp hạng vào một trong 10 nước mạnh khỏe nhất thế giới với Chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals Index) – một thước đo có lẽ là toàn diện nhất từ trước đến nay về gánh nặng bệnh tật và tiêu chuẩn cuộc sống.

Trong nghiên cứu được The Lancet (một tờ báo y khoa của Anh) xuất bản vào tháng 9, 33 chỉ số về sức khỏe liên quan đến những mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã được soi chiếu vào 188 quốc gia. Kết quả Úc đứng thứ 10 trong khi Mỹ chỉ đứng thứ 28.

Một báo cáo khác của Bloomberg đã đánh giá tính hiệu quả của 55 hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia năm 2014 và Úc được xếp hạng 10, “dẫn trước” Mỹ ở hạng 50. Tỉ lệ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Úc sử dụng cho chăm sóc sức khỏe ít hơn Mỹ nhưng lại có kết quả tốt hơn tính trên quy mô toàn dân số.

Một lý do quan trọng khiến ông Keating cho rằng xã hội Úc vượt trội hơn so với Mỹ là sự công bằng.

Để xác định phần nào mức độ công bằng của một đất nước, có một chỉ số gọi là hệ số Gini (Gini Coefficient). Nó tóm lược sự phân bố tổng thu nhập của một quốc gia thành những con số trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó 0 nghĩa là tất cả mọi người đều có thu nhập như nhau và 1 nghĩa là một cá nhân chiếm toàn bộ thu nhập của cả đất nước.

Theo so sánh mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development), hệ số Gini của Mỹ năm 2013 là trên 0,4 trong khi của Úc là khoảng 0,34 – điều này chỉ ra khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo ở Mỹ lớn hơn rất nhiều so với Úc.

Khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ cao hơn nhiều so với Úc.
Khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ cao hơn nhiều so với Úc.

Một chỉ số khác về công bằng là phần tổng thu nhập được cộng dồn vào “nhóm 1%” giàu nhất trong dân số. Theo phân tích của nhà kinh tế học người Pháp, Thomas Piketty, trong phần lớn thế kỉ vừa qua, “nhóm 1%” này ở Úc chỉ chiếm một phần nhỏ tổng thu nhập, nếu so với cùng nhóm ở Mỹ.

Khoảng cách này đã mở rộng hơn từ những năm 1980. Theo Piketty tính toán, năm 2010, nhóm 1% siêu giàu ở Mỹ kiếm được gần 18% tổng thu nhập, trong khi nhóm này ở Úc chỉ kiếm được khoảng 10%.