Home Cộng Đồng Mua bán quốc tịch bùng nổ tỷ đô, gây tranh cãi khắp thế giới
Cộng Đồng

Mua bán quốc tịch bùng nổ tỷ đô, gây tranh cãi khắp thế giới

Quốc tịch vốn là thứ mỗi người sinh ra đã có và chỉ sở hữu một quốc tịch duy nhất, nhưng giờ đây bạn hoàn toàn có thể mua được quốc tịch mới. Nhưng điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi phạm tội.

“Tôi mua một hòn đảo” là câu trả lời đơn giản được đưa ra bởi Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan, về cách ông trở thành công dân của Montenegro. Bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin bị tước hộ chiếu Thái Lan, do đó ông ta cần một quốc tịch khác để trở thành công dân hợp pháp. Một đồng nghiệp từng tuyên bố ông ta có tới 6 quốc tịch. Một trong số đó là của Nicaragua mới hết hiệu lực, người đồng nghiệp cho biết.

Số lượng “các khoản đầu tư di cư” đang gia tăng. Hàng ngàn hộ chiếu được mua và bán hàng năm, hầu như luôn được thực hiện bởi những người giàu có. Số lượng giấy phép cư trú thương mại lên đến hàng trăm ngàn chiếc.

Ngành công nghiệp CRBI (công dân và cư trú bằng đầu tư) đang phát triển mạnh mẽ. Các chuyên gia tư vấn, luật sư, nhân viên ngân hàng, kế toán viên và đại lý bất động sản đang bận rộn tư vấn cho các nhà đầu tư hộ chiếu lắm tiền, tìm hiểu những hạn chế của công dân độc thân về cách thức và nơi họ có thể có được quốc tịch ở một nước khác nữa hoặc ít nhất là thị thực cư trú dài hạn.

Mua bán quốc tịch bùng nổ tỷ đô, gây tranh cãi khắp thế giới
Vanuatu là một trong những quốc gia cho phép dùng tiền để mua quốc tịch. Nguồn: BCC.

Tuy nhiên, ngành thương mại mới nổi này lại đang gặp nhiều tranh cãi. Nó bị nghi ngờ là thương mại hóa quá mức và trở nên tầm thường với các quyền và đặc quyền mà những người yêu nước coi là thiêng liêng; cũng như tạo điều kiện cho những kẻ vi phạm pháp luật và khủng bố.

Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới hiện đều cung cấp các chương trình đầu tư và nhận quốc tịch. Theo ý kiến được đưa ra bởi luật sư người Thụy Sĩ Christian Kalin, đây là ngành công nghiệp toàn cầu mang lại 25 tỷ USD mỗi năm.

Vanuatu, một quốc đảo nhỏ bé ở Thái Bình Dương, đưa ra chương trình đầu tư công dân bốn năm trước. Kể từ đó, mua bán hộ chiếu trở thành nguồn thu lớn nhất của chính phủ. Đối với nhiều người có hộ chiếu Vanuatu, lý do duy nhất họ mua hộ chiếu là được miễn thị thực để đi du lịch khắp châu Âu. Rất nhiều người nước ngoài sở hữu hộ chiếu Vanuatu thậm chí chưa từng đi đến đất nước này.

Mua bán quốc tịch bùng nổ tỷ đô, gây tranh cãi khắp thế giới
Mua bán quốc tịch tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tội phạm. Nguồn: BBC.

Mua bán quốc tịch đang dần trở thành thị trường toàn cầu và sở hữu tính cạnh tranh như mọi loại thị trường khác. Đối với những nước nhỏ bé về diện tích và quy mô kinh tế, đặc biệt là ở vùng biển Caribbean, giá cho một cuốn hộ chiếu thường thấp hơn, vào khoảng 150.000 USD (gần 3,5 tỷ đồng).

Trong khi đó các nước phát triển đưa ra mức giá đầu tư quốc tịch cao hơn, như hộ chiếu của Anh là 2,5 triệu USD (gần 59 tỷ đồng), Mỹ có thể lên tới 1 triệu USD (hơn 23 tỷ đồng), Bulgaria là 560.000 USD (gần 13 tỷ đồng), Tây Ban Nha là 550.000 USD (12,7 tỷ đồng).

Nhiều nước cho phép kinh doanh quốc tịch chính là thiên đường của tội phạm. Ví dụ như, Vanuatu bị đánh giá là thiên đường của giới trốn thuế và cũng bị Liên minh châu Âu liệt vào “danh sách đen” về vấn đề minh bạch và tham nhũng.

“Cho phép các hành vi gian lận và tội phạm mua được quốc tịch cư trú là bê bối toàn cầu”, tờ Thời báo Luân Đôn vào tháng Sáu đưa ra quan điểm. Low Taek Jho, một nhà tài chính sinh ra ở Malaysia liên quan đến vụ tham nhũng của công ty 1MDB, hiện là công dân của St Kitts và không cần phải lo lắng về việc truy tố tội danh của mình. Mehul Choksi, một tỷ phú Ấn Độ liên quan đến vụ lừa đảo trị giá 2 tỷ đô la tại Ngân hàng Quốc gia Punjab, đã chuyển quốc tịch tới Antigua và Barbuda, nơi ông không lo sợ bị cơ quan an ninh Ấn Độ dẫn độ về hành vi phạm tội của mình.

Theo Vietnamnet

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *