Thời đại hiện nay, bên cạnh những thành tựu kỳ diệu của con người trong việc chinh phục giới tự nhiên thì con người cũng phải đương đầu với hàng loạt vấn đề mà tự nhiên đang rình rập “báo thù”.
Khi các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa, khi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tăng lên, các cuộc khủng hoảng môi trường sẽ ngày càng tàn phá cuộc sống, sức khoẻ và kế sinh nhai của người dân trên toàn cầu. Dưới đây là những điều mà con người đã và đang phải chịu đựng:
Hình ảnh tuyết rơi trên sa mạc, bạn đã có cơ hội chứng kiến bao giờ chưa?
Rừng nhiệt đới ở Brazil bị phá để phục vụ cho mục đích của con người. Nếu cứ giữ tốc độ phá rừng hiện tại, tất cả các khu rừng sẽ bị phá hủy vào năm 2040.
Một biển quảng cáo “sáng le lói” trong lớp bụi dày ở Trung Quốc. Sự phát triển công nghiệp nhanh chóng khiến 85% người trên hành tinh của chúng ta hít thở không khí ô nhiễm mỗi ngày.
Người đàn ông vớt hàng đống cá chết trên hồ ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Cậu bé mưu sinh bằng cách lặn ngụp trong bãi rác bẩn thỉu mỗi ngày để nhặt nhạnh phế liệu tái chế.
Gijón, một thành phố ở Tây Ban Nha bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, nơi này nằm cách ngọn lửa khoảng 100 km. Bức ảnh được chụp lúc 10 giờ sáng, thật quá khủng khiếp.
Sự thay đổi thành phần hóa học trong khí quyển gây ra sự mưa axit. Chúng vô cùng độc hại cho môi trường, đồng thời làm ô nhiễm nguồn nước. Và màu hồng này xuất hiện ở một trong những hồ chứa của thành phố Nga.
Một bãi biển đông nghịt người ở Rio de Janeiro, Nam Brasil. Theo dự báo của các nhà khoa học, dân số của Trái đất sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2030.
Sự nóng lên toàn cầu là mối đe dọa nghiêm trọng đến loài gấu Bắc Cực. Do băng biển đang biến mất dần, gấu Bắc Cực buộc phải lùi vào đất liền hoặc ra ngoài khơi xa, nơi có những tảng băng trôi nổi để bắt hải cẩu và cá. Tuy nhiên, những nơi này thường ít thức ăn nên gấu Bắc Cực thường xuyên bị thiếu lương thực, gầy gò và có thể dẫn đến chết đói.
Mỗi năm, trung bình hơn 12 triệu tấn dầu đổ xuống các đại dương, đó là do sự rò rỉ dầu từ các con tàu. Theo nghiên cứu, khoảng 25% nước biển được phủ một lớp dầu có độ dày khác nhau. Trong năm 2010, một vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon dẫn đến sự rò rỉ 1000 tấn dầu vào đại dương. Công ty dầu khí Anh đã chi hàng tỷ đô la để loại bỏ chất này nhưng chỉ có thể loại bỏ 75% và vẫn gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Bức ảnh cho thấy tình trạng thực sự của đại dương ngày nay.
Cá voi “nghẹt thở” trên mảnh vụn nhựa.
Chẳng ai có thể phủ nhận mối tương quan giữa con người và thiên nhiên. Nếu không có thiên nhiên thì con người sẽ không thể tồn tại, thế nhưng nếu không có con người thì thiên nhiên vẫn sinh sôi, nảy nở ra các hệ sinh thái. Do vậy, chuyện con người phải dựa vào thiên nhiên là điều dễ hiểu. Vì thế, điều quan trọng nhất ở thời điểm này là con người phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính không gian sống của mình thì mới tồn tại và phát triển lâu dài được.
Nguồn Brightside
Theo Bestie