Home Cộng Đồng Doanh nghiệp Úc “chào thua” trước ngành bán lẻ Châu Á
Cộng Đồng

Doanh nghiệp Úc “chào thua” trước ngành bán lẻ Châu Á

Hơn 80 phần trăm doanh nghiệp Úc đưa thị trường Châu Á vào radar của họ, nhưng hầu hết đều thất bại trong việc tạo ra doanh thu đáng kể từ thị trường này, một báo cáo mới từ Asialink Business chỉ ra.

Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có đến 83% doanh nghiệp đạt được chưa đến một nửa doanh thu hàng năm và 55% đạt được dưới 5 % doanh thu hàng năm từ thị trường Châu Á. Điều này là do họ đã không thực hiện các bước cần thiết để phát triển.

Tuyển dụng nhân viên có kỹ năng ngôn ngữ phù hợp và kinh nghiệm để hoạt động ở Châu Á, theo kịp các sở thích thay đổi nhanh chóng của khách hàng Châu Á và có văn phòng đại diện – là ba đặc điểm mà các công ty hàng đầu thị trường Châu Á chia sẻ.

“Trong khi nhiều doanh nghiệp Úc đang coi Châu Á là một phần chiến lược của họ, chúng tôi biết rằng phần lớn các doanh nghiệp này không tối ưu hóa hoạt động để tối đa hóa doanh thu, ông Jonathan Yeung, người đứng đầu của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia tại Châu Á, đơn vị tài trợ cho báo cáo này, cho biết.

Một doanh nghiệp Úc đang thâm nhập vào thị trường Châu Á thành công trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp là G & M Cosmetics.

Doanh nghiệp có trụ sở tại Sydney này đã sản xuất và bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ cấp quốc gia và toàn cầu trong hơn 22 năm, lần đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc vào năm 1998, và hiện xuất khẩu 600.000 sản phẩm chăm sóc da sang nước này mỗi tuần.

CEO Zvonko Jordanov cho biết việc tìm hiểu khách hàng ở mỗi thị trường mà bạn bán là rất quan trọng.

Ví dụ, các sản phẩm gốc dầu Emu bán chạy nhất ở Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia, nhưng Lanolin lại được ưa chuộng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi nhanh chóng và Jodanov cho biết bơ, sữa dê và các sản phẩm mật ong manuka đang tăng trưởng.

Tại phòng thí nghiệm ở Úc, G & M cũng xem xét sự phù hợp của một số sản phẩm chăm sóc da cho các thị trường khác nhau dựa trên các điều kiện ở địa phương, bao gồm thời tiết và độ ẩm.

“Chúng tôi là tất cả mọi người. Điều số một là bạn tôn trọng người tiêu dùng. Cung cấp cho họ một sản phẩm phù hợp và không hứa hẹn những điều không thể”, ông Jordanov nói.

Theo khảo sát của Asialink Business, các doanh nghiệp biến đổi và điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ và tiếp thị trung bình tạo ra doanh thu từ thị trường châu Á cao gấp tám so với các doanh nghiệp bán cùng một dịch vụ, sử dụng cùng một phương pháp tiếp thị.

Các doanh nghiệp luôn đề cập đến kinh nghiệm và những kỹ năng ngôn ngữ ở thị trường châu Á trong các quảng cáo việc làm trung bình tạo ra doanh thu từ châu Á cao hơn năm lần so với những doanh nghiệp không đề cập.

Và 33 % doanh nghiệp đạt được hơn 5% doanh thu hàng năm đã thực hiện các chuyến thị sát ở thị trường đó ít nhất một lần một tháng – nhiều hơn gấp đôi so với các doanh nghiệp đạt được dưới 5 % doanh thu từ thị trường Châu Á.

Theo báo cáo, các doanh nghiệp có khả năng hoạt động tốt ở Châu Á là các công ty có dịch vụ chuyên nghiệp, theo sau là các tổ chức giáo dục và đào tạo tư nhân.

Trung Quốc là thị trường hàng đầu ở Châu Á với 44% số người được hỏi, tiếp theo là các nước Asean, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Brunei, Campuchia và Myanmar với 32% số người được hỏi.

Tình hình kinh doanh nói chung ở thị trường Châu Á vẫn tích cực, mặc dù căng thẳng thương mại Trung Quốc-Mỹ đang diễn ra, báo cáo này cho biết.

Theo thuonggiathitruong.vn

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *