Thu nhập trung bình của 2,1 triệu người Mỹ gốc Việt cao hơn người Mỹ bản địa và họ sở hữu hơn 310.000 công ty. Tuy nhiên, hàng ngàn người trong số này nguy cơ bị chính quyền Tổng thống Trump trục xuất.
Nhiều người đã lên tiếng bảo vệ những người Mỹ gốc Việt khỏi nguy cơ bị trục xuất, bất chấp những đóng góp về kinh tế, văn hóa mà họ đã mang đến cho nước Mỹ.
Tại một buổi lễ nhập tịch gần đây ở Dallas, cựu Đệ nhất phu nhân Laura Bush đã nhấn mạnh rằng Texas là “vùng đất của người nhập cư”.
Khu chợ tết ở Quận Cam, California. Ảnh: Dạ Ly
“Tiểu bang của chúng ta”, bà nói, “là một nơi mà mọi người đến, năm này qua năm khác, để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là một bang phát triển mạnh nhờ sự thịnh vượng, khéo léo, biến đổi và hào phóng của người nhập cư… Và chúng ta là một bang giàu có hơn nhiều nhờ tất cả các nền văn hóa của cộng đồng người đã định cư trên mảnh đất này.”
Một chi nhánh của quán phở Bình tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ. Ảnh: KATHARINE SHILCUTT
Một trong những nền văn hóa đó là của gần 250.000 người Mỹ gốc Việt gọi Texas là nhà. Đứng thứ hai chỉ sau California, nơi có hơn nửa triệu người Mỹ gốc Việt cư trú.
Trong số 10 khu đô thị có người gốc Việt Nam lớn nhất, Houston-Sugar Land-Baytown xếp thứ ba (103.525 người) và Dallas-Fort Worth-Arlington xếp thứ tư (71.839 người), theo kết quả điều tra dân số gần đây nhất vào năm 2010.
Con số đã tăng lên kể từ đó, khi các chủ doanh nghiệp Việt Nam, nghệ sĩ, giáo viên, bác sĩ, y tá, luật sư, chủ nhà hàng, chính trị gia và doanh nhân tiếp tục đóng góp cho xã hội và nền kinh tế của nước Mỹ. Nhiều đến nỗi nhiều người Texas nghĩ về ‘phở’ và ‘chả giò’ thể hiện bản sắc Mỹ không kém gì so với pizza hay tacos.
Có bao nhiêu người Việt gọi Mỹ là nhà? Tính đến năm 2017, nhiều người Việt nhập cư – hơn 1,3 triệu người sinh ra ở Việt Nam, xếp thứ sáu trong danh sách các nhóm người nhập cư sinh ra ở nước ngoài trên cả nước.
Tính trên toàn quốc hiện có khoảng 2,1 triệu người Mỹ gốc Việt (bao gồm cả những người sinh ra ở Mỹ). Thu nhập trung bình của 2,1 triệu người Mỹ gốc Việt cao hơn người Mỹ bản địa và họ sở hữu hơn 310.000 công ty.
Đầu những năm 1990, Wendy Duong (Houston) trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm làm thẩm phán ở Mỹ. Giống như hàng trăm ngàn người khác, cô và gia đình đã rời khỏi Việt Nam năm 1975.
Làn sóng người Việt Nam di cư tới Mỹ bắt đầu sau khi Đạo luật trợ giúp người tị nạn và di dân Đông Dương do cố tổng thống Gerald Ford ký vào năm 1975. Bất chấp nhiều ý kiến phản đối, vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa đã cho phép hàng trăm nghìn người Việt Nam đến Mỹ theo một quy chế đặc biệt, đạo luật cũng quy định việc phân bổ ngân sách nhằm hỗ trợ tài chính và tái định cư người tị nạn.
Năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter thuộc đảng Dân chủ, đã cho tăng gấp đôi số người tị nạn Đông Nam Á được Hoa Kỳ chấp nhận từ 7.000 lên 14.000 mỗi tháng.
Từ năm 1975 đến 1997, dưới thời ba tổng thống đảng Cộng hòa và hai tổng thống đảng Dân chủ, Hoa Kỳ đã tiếp nhận hơn 1,25 triệu người Việt Nam, Campuchia, Lào và những người tị nạn Đông Nam Á khác.
Hàng ngàn người Mỹ gốc Việt nguy cơ bị trục xuất
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump được cho là đang tìm cách lật lại thỏa thuận trên nhằm trả hàng nghìn người nhập cư Việt Nam về nước, bất chấp họ đã sinh sống hàng chục năm ở Mỹ.
Kể từ năm 2017, chính quyền đã áp dụng chính sách “không khoan nhượng”, và thực hiện các bước để trục xuất gần 9.000 người tị nạn Việt Nam có tiền án tiền sự ở Hoa Kỳ, bao gồm cả thường trú nhân hợp pháp sống tại Mỹ hơn 40 năm. Hầu hết những người nhập cư này, đã phạm những tội không nghiêm trọng cách đây hàng thập kỷ khi họ còn trẻ và đang thích nghi với cuộc sống ở một đất nước mới. Tất cả đều đã lĩnh hình phạt thích đáng và hiện đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Đáng chú ý, chính quyền Tổng thống Trump – vi phạm rõ ràng thỏa thuận năm 2008 đạt được dưới thời Tổng thống George W. Bush – cũng sẽ trục xuất hàng ngàn người tị nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995, cũng là ngày Mỹ và Việt Nam tái thiết lập quan hệ ngoại giao sau giai đoạn chiến tranh. Thỏa thuận tuyên bố những người Việt đến Mỹ trước thời điểm bình thường hóa quan hệ sẽ không bị trả về nước.
Sau sự phản kháng của cộng đồng người Mỹ gốc Á và các nhà lập pháp đảng Dân chủ, chính quyền Trump dường như không giữ lập trường hung hăng ban đầu.
Nhưng điều đó không có nghĩa là những người đã bị Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ bắt giữ, hoặc khoảng 1.500 người Mỹ gốc Việt ở Texas bị đưa vào diện trục xuất, không có nhà.
Dân biểu Texas Hubert Vo – người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hội đồng Lập pháp Texas – cho biết, theo luật di trú của Hoa Kỳ, những người nhập cư có tiền án có thể bị trục xuất. Nhưng thỏa thuận năm 2008 đã tạo ra một ngoại lệ đối với những người tị nạn Việt Nam đến Mỹ sau chiến tranh. “Tất cả các cơ quan hành chính nên tôn trọng thỏa thuận này,” ông nói. “Đặt thỏa thuận trong tình trạng lấp lửng, đã thực sự làm phật lòng cộng đồng người Việt – nhiều người đã tham gia vào các cuộc biểu tình và lên tiếng chống lại lệnh trục xuất.”
Vo – người đã rời khỏi Việt Nam cùng với cha mẹ và năm anh chị em vào năm 1975 – cho biết nhiều người đến Hoa Kỳ sau chiến tranh đã trở thành công dân Mỹ, xây dựng gia đình và đóng góp vào vùng đất mà họ tự hào gọi là nhà. “Chúng tôi bắt đầu kinh doanh để phục vụ nhu cầu của cộng đồng và đã nỗ lực làm việc để đóng góp cho đất nước này.”
Người biểu tình giơ cao biểu ngữ “Bảo vệ cộng đồng Việt” trong cuộc biểu tình ngày 15/12/2018 trên phố Westminster, quận Cam, bang California, Mỹ. Ảnh: LAT.
Eric Tang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Người Mỹ gốc Á thuộc trường Đại học Texas tại Austin, cho biết việc chính quyền Trump cố gắng diễn giải lại thỏa thuận năm 2008 và trục xuất cư những cư dân lâu năm đã khiến nhiều người Mỹ gốc Việt rút khỏi Đảng Cộng hòa.
“Những gì người Mỹ gốc Việt nhìn thấy là một chính quyền khẳng định quyền được trục xuất bất cứ ai, bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Và điều đó tôi nghĩ đã khiến nhiều người Mỹ gốc Việt, những người bấy lâu nay đã ủng hộ đảng Cộng hòa, mếch lòng.
Người Mỹ gốc Việt coi việc trục xuất những người tị nạn trước năm 1995 là “tàn nhẫn và bất thường”, Tang nói. “Tôi đồng ý với Vo,” ông nhấn mạnh việc trục xuất sẽ khiến họ gặp khó khăn khi quay về Việt Nam sau hàng thập kỷ xa cách và “tinh thần nhân đạo thể hiện trong thỏa thuận hiện tại phải được tôn trọng”..
Theo Xã Luận
Leave a comment