Home Tin Nước Úc Tạ Quang Huy gửi tâm thư cảnh báo lừa đảo visa tại Úc ( Phần 1)
Tin Nước ÚcVisa Úc

Tạ Quang Huy gửi tâm thư cảnh báo lừa đảo visa tại Úc ( Phần 1)

Tạ Quang Huy

Người ở lậu và protection visa.

(www.Alouc.com) – Thời gian vừa qua tôi có nhận được rất rất nhiều cuộc điện thoại thắc mắc về loại visa theo diện Protection cũng như các tin nhắn thắc mắc trong hộp thư của Facebook Ta Quang Huy. Nhiều người cho rằng đây là visa xin bảo vệ, bảo hộ hay xin định cư theo hướng gì không rõ mà nghe là sướng lỗ tai. Tôi chỉ ngắn gọn tóm tắt với các bạn độc giả rằng đây là loại visa xin theo diện tỵ nạn.

visa
Những năm trong nghề về qua, có một số đồng nghiệp thường hay sử dụng chiêu nộp hồ sơ này để níu kéo một thứ gì đó rồi cuối cùng cũng phải buông vì chẳng có mấy ai đạt được visa này để định cư cả, đặc biệt là người Việt Nam…thứ mà họ níu kéo đó chính là để mua thời gian tại nước Úc.

>>> Xem thêmCẢNH BÁO: Lừa đảo giả danh Bộ Di Trú Úc nhắm vào di dân để đòi tiền

Hôm qua tôi có nghe bạn kia nói rằng có dịch vụ làm hồ sơ ở lại định cư luôn và khỏi cần về nước. Trong khi cuống lên vì Bộ Di Trú chỉ cho 5 ngày để giải trình về việc không đi học và nếu không thì họ sẽ hủy visa căn cứ theo điều 116 của Luật Di Trú Úc

Trong khi cuống cuồng vậy mà có cái phao để ôm thì ai mà chẳng yên tâm…nhưng bạn ấy có biết rằng cái giá phải trả là $70,000. “Cái giá đó mà trả cho một luật sư nào làm việc chắc chắn được ở lại thì cũng chẳng phải là mắc cho lắm”, bạn ấy tâm sự.

Sau khi được kết nối nói chuyện với tôi thì mới lộ ra rằng đơn mà người được gọi là luật sư ấy xin là Protection Visa. Điều kinh ngạc hơn là người gọi là luật sư đó cũng chẳng có gì ngoài hơn là một ‘cò mồi’ và là một trong những con ong của đường dây lừa đảo. Kinh tởm hơn khi tôi được biết rằng người đó cũng là người Việt Nam.

Hôm nay có bạn lên văn phòng tôi và có trình bày rằng có ông chú người thân của gia đình làm được loại visa này với giá hơn $20,000. Bậc phụ huynh nhìn thấy con cái mình đã và đang sống chui sống lủi tại Úc mà giờ có loại visa này thì khác gì ‘chết đi sống lại’.

Những người đồng nghiệp của tôi nếu biết luật thì chẳng bao giờ có ai làm những chuyện như vậy cả, chỉ có những con lừa biết rằng sự hoang mang của sinh viên, sự sợ hãi khi phải về Việt Nam hay biết gia đình các em sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để có tấm visa trong tay…nào có biết đâu đó chỉ là bridging visa khi nộp protection visa.

Visa protection visa còn được gọi là visa 866. Sau khi đơn này được nộp, Bộ Di Trú sẽ cấp bridging visa cho đương đơn. Các bạn lưu ý rằng bridging visa không phải là visa tạm trú hay thường trú và chỉ đơn giản là tạm thời cho phép chờ đợi Bộ Di Trú xét đơn mà thôi. Bởi thời gian xét đơn theo diện này mất khá lâu, cho nên đương đơn có thể xin đi làm trong khi chờ đợi xét duyệt.

Tuần qua có cậu bé điện cho tôi khi anh chàng còn ở trong trại di trú tại Darwin khóc lóc báo rằng anh ta là người tỵ nạn qua Úc và có con với người ở đây. Giờ muốn đòi quyền lợi. Tôi cũng đã thẳng thừng nói rằng em ấy không phải là tỵ nạn vì nếu đã được xét là tỵ nạn thì họ cũng đã cấp visa cho ở lại định cư rồi.

Bởi lẽ tại sao anh chàng này bị nhốt trong trại di trú và chờ ngày trục xuất về nước vì anh chàng cứ cho rằng mình là tỵ nạn nhưng Bộ Di Trú và Toà Án có cho rằng anh chàng ấy là tỵ nạn căn cứ theo định nghĩa của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đâu?

http://www.unhcr.org/protect/PROTECTION/3b66c2aa10.pdf

Các bạn nên thật thận trọng với chiêu này và hiểu rõ hơn mục đích của protection visa mà các bạn sắp nộp là để làm gì? Các bạn nên tránh xa các đối tượng cho rằng đây là visa chắc chắn được định cư trong khi cơ hội xin định cư thì hầu như là không thể đối với người Việt Nam.

Thống kê cho thấy vào niên khóa 2014/2015 có 132 người Việt Nam nộp đơn xin và niên khoá 2015/2016 có 206 đơn xin protection visa, nhưng số người được cấp visa định cư theo diện protection visa này thì hầu như không thể.

visa Úc
visa Úc

Tôi viết thông báo này để quý vị nâng cao cảnh giác về những đối tượng lừa đảo trong những lúc con cái quý vị đang sống trong tình trạng hoang mang tại Úc. Chắc chắn các sự việc trên tôi sẽ cần sự hỗ trợ của quý vị để đưa những ‘con lừa’ ra để pháp luật xử lý một cách mạnh tay nhất.

>>> Xem thêmTạ Quang Huy gửi tâm thư cảnh báo lừa đảo về việc đòi lại tiền khi chuyển trường tại Úc

Tiện đây, các bậc phụ huynh hay các em sinh viên có lo lắng về trường hợp của mình thì nên kiểm tra lại với luật sư hay đại diện di trú của mình. Nếu quý vị có nghi ngờ về người đang thực hiện giấy tờ cho người thân của mình có đủ tư cách làm hay không thì quý vị nên truy cập trang của Sở Đại Diện Di Trú, trực thuộc Bộ Di Trú (www.mara.gov.au) và kiểm tra xem họ thật sự có đăng ký không hay chỉ là những kẻ lừa đảo….

(còn tiếp)

>>> Bạn đọc quan tâm đến vấn đề Visa Úc, Di trú Úc có thể xem thêm một số bài viết nổi bật sau đây:

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...