Vải thiều Việt Nam sẽ có mặt tại Australia

Tin 06/05/2015 7:47 chiều

Về các quy trình sản xuất, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng và hoàn toàn có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật của phía Australia.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tiếp theo thị trường Hoa Kỳ, vải thiều Việt Nam vừa tiếp cận thêm thị trường mới là Australia. Việc xuất khẩu vải sang Australia bằng đường biển cũng sẽ thuận lợi hơn nhiều so với sang Mỹ bởi chỉ mất từ 5 đến 7 ngày vận chuyển bằng tàu biển do đó sẽ tiết giảm chi phí và tăng thêm thu nhập cho các hộ trồng vải.

Ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trả lời phỏng vấn của PV Đài TNVN về vấn đề này.

PV: Thưa ông, Cục Bảo vệ thực vật đã có những động thái gì sau việc Australia chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam?

Ông Hoàng Trung: Ngay sau khi nhận được thông tin này, Cục Bảo vệ thực vật đã tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp, địa phương để tuân thủ theo đúng các yêu cầu mà phía Australia đưa ra. Trên cơ sở trước đó Cục đã triển khai ở các vùng vải, nhãn mà Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu sang Mỹ, đối với thị trường Australia, việc nông dân tiếp tục triển khai đáp ứng những yêu cầu của thị trường này không gặp khó khăn gì.

PV: Trên thực tế, chúng ta đã có những cách làm cụ thể nào để nắm bắt cơ hội này thưa ông?    

Ông Hoàng Trung: Ở các vùng chuyên canh vải vừa rồi chúng tôi kết hợp rất chặt chẽ với các địa phương gồm: Bắc Giang, Hải Dương đã tiến hành kiểm tra, cấp mã số vùng trồng.

Thương lái phân loại vải trước khi đóng thùng xốp xuất khẩu

Hiện nay, chúng tôi đã cấp được 6 mã cho Bắc Giang, 2 mã cho Hải Dương, 2 mã nhãn cho Hưng Yên để các vùng trồng này đáp ứng được yêu cầu về vải và nhãn để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và cũng xuất khẩu sang thị trường Australia. Với điều kiện hiện nay, các quy trình sản xuất chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng và hoàn toàn có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật của phía Australia.PV: Vậy chúng ta cần lưu ý điều gì trong quá trình xuất khẩu thưa ông?

Ông Hoàng Trung:  So sánh thấy các điều kiện của Australia so với Mỹ gần tương đồng với nhau. Ngoài việc cấp mã số vùng trồng, sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật không thuộc nhóm hoạt chất mà phía Australia cấm. Tiếp đó là xây dựng các biểu đồ chiếu xạ cũng làm rồi và việc cấp Giấy chứng thư kiểm dịch thực vật cũng như kiểm tra trước khi xuất khẩu với sự giám sát của cơ quan chuyên gia của Australia theo thông lệ có thể đáp ứng được. Đặc biệt, các địa phương cùng với Cục làm sao để những người trồng nhãn, đặc biệt hiện nay đối với vải phải trồng đáp ứng được đúng các yêu cầu kỹ thuật.

PV: Xin cảm ơn ông!

Thẻ:,

Same category

Bài toán đi chợ của du học sinh Việt tại Úc trong thời điểm lạm phát tăng cao toàn cầu

Hà Đặng (23 tuổi, du học sinh tại Đại học Deakin – Melbourne, Australia) cảm nhận sự thay đổi giá cả rõ rệt khi đi chợ trong khoảng hơn một tháng nay. Một số mặt hàng như rau củ tăng khoảng 30%, thậm chí nhiều loại như chuối, khoai tây cũng bị cháy hàng. Các…

Recent news

Tìm hiểu về Đại sứ thương hiệu Fun88 – Iker Casillas

Thể Thao 18/09/2023

Nhà cái uy tín hàng đầu thị trường Việt Nam sẽ chào đón đại sứ thương hiệu Fun88 Iker Casillas – Sự hợp tác với thủ thành huyền thoại đến từ người Tây Ban Nha và nhà cái hàng đầu Châu Á đó chính là Fun88. Đại sứ thương hiệu Fun88 là ai? Đại sứ…

Chuyện gì đang xảy ra ở New Zealand vậy?

Bí ẩn 14/02/2023

Bão Gabrielle quét qua đảo Bắc ở New Zealand đã khiến hạ tầng hư hại nghiêm trọng và hàng nghìn người phải sơ tán. Công tác khắc phục thiên tai cũng gặp khó khăn do thời tiết xấu.     Con thuyền mắc kẹt trên đá ở đảo Great Barrier. Ảnh: Ninette Birck/RNZ. New Zealand ngày…

Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris – Thời điểm vàng để sử dụng trong phòng chống dịch COVID-19 tại Úc

Cộng Đồng 31/12/2021

Nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris đã được biết đến với nhiều giá trị dược liệu quý trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, suy giảm chức năng gan, thận, tăng cường miễn dịch…, và đặc biệt mới đây hoạt chất chính có trong nấm Đông trùng hạ thảo – cordycepin đã…