Home Tin Nước Úc Úc: Hai gói trợ cấp JobKeeper và JobSeeker thay đổi những gì?
Tin Nước Úc

Úc: Hai gói trợ cấp JobKeeper và JobSeeker thay đổi những gì?

Chính phủ đã cắt giảm tài trợ JobKeeper và JobSeeker và đề ra những thay đổi mới nhằm thắt chặt hơn các điều kiện để hai gói tài trợ này đến được tay những người cần nhất.

JobKeeper sẽ bị cắt giảm hai lần

Như đã dự đoán, chính phủ đã cắt giảm khoản tiền tài trợ cho những người bị ảnh hưởng công việc trong thời gian đại dịch covid-19.

Kể từ cuối tháng Chín, khoản tiền tài trợ cho nhân viên toàn thời gian sẽ bị giảm từ $1,500 xuống còn $1,200/hai tuần, và kéo dài đến cuối năm 2020.

Bắt đầu từ tháng 1/2021, khoản tiền tài trợ này sẽ một lần nữa giảm xuống còn $1,000/hai tuần cho các nhân viên toàn thời, và dự tính sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng Ba năm 2021.

Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg cho biết việc gia hạn trợ cấp JobKeeper sẽ tiêu tốn ngân khố của chính phủ khoảng $16 tỷ, và toàn bộ chương trình tài trợ này đã tiêu tốn khoảng $86 tỷ.

JobKeeper cho nhân viên bán thời gian bị cắt giảm một nửa

Một trong những thay đổi lớn nhất của JobKeeper đó là chương trình giờ đây được chia làm hai đối tượng, một cho nhân viên toàn thời gian và một cho nhân viên bán thời gian.

Nếu bạn đang làm việc không quá 20 giờ mỗi tuần tính từ tháng 2/2020, thì mức tài trợ cho bạn sẽ giảm từ $1,500 xuống còn $750/hai tuần. Đồng thời, cũng giống như các nhân viên toàn thời, mức tài trợ sẽ bị cắt giảm một lần nữa vào tháng 1/2021 xuống còn $650/hai tuần.

Thủ tướng Scott Morrison cho rằng những khoản tài trợ này bây giờ mới được chỉnh sửa vì hệ thống của chính phủ lúc đó chưa được trang bị đủ để xử lý cách thanh toán cho hai đối tượng.

“Vào thời điểm tháng Tư thì hệ thống lúc đó vẫn chưa sẵn sàng. Chúng tôi cân phải chuyển đổi nhanh chóng để các khoản tài trợ này đến tay người dân,” thủ tướng nói.

Doanh nghiệp phải chứng minh doanh thu bị sụt giảm

Nếu là chủ doanh nghiệp đã đăng ký chương trình JobKeeper, thì việc kiểm trai liệu doanh nghiệp đó có thực sự đang gặp khó khăn hay không cũng sẽ trở nên ngặt nghèo hơn.

Các doanh nghiệp có doanh thu dưới $1 tỷ sẽ phải chứng minh đã bị sụt giảm doanh thu 30% so với năm ngoái, và giảm 50% đối với các doanh thu có doanh thu trên $1 tỷ.

Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp cũng phải chứng minh việc kinh doanh của họ bị ảnh hưởng trong suốt cả những quý trước đó. Nghĩa là nếu nộp đơn xin JobKeeper vào tháng 1/2021 thì chủ doanh nghiệp phải chứng minh doanh thu của họ bị sụt giảm từ tháng Sáu năm trước.

Theo Bộ Ngân khố, ước tính số người đủ điều kiện nhận JobKeeper sẽ giảm mạnh từ 3.5 triệu người ở thời điểm hiện tại sẽ chỉ còn khoảng một triệu người vào đầu năm sau.

JobSeeker được gia hạn đến tháng 12/2020

Việc cắt giảm tài trợ JobSeeker cũng không nằm ngoài dự đoán khi chính phủ thông báo sẽ cắt giảm khoản trợ cấp này bắt đầu từ tháng 9/2020.

Khoản trợ cấp thêm $550 cho người thất nghiệp trong mùa dịch covid-19 sẽ giảm chỉ còn $250/hai tuần, có nghĩa là tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp nhận được giảm từ $1,115 xuống còn $815/hai tuần.

Với sự thay đổi này, chính phủ hi vọng người dân sẽ có động lực tìm việc làm để không phụ thuộc quá nhiều vào JobSeeker.

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng tương lai của tài trợ JobSeeker sau tháng 12/2020 sẽ được thông báo trong vài tháng tới, nhưng rất có khả năng tài trợ này sẽ vẫn còn tiếp tục trong năm 2021 nhưng ở một dạng khác.

Theo Bộ Ngân khố, việc gia hạn chương trình tài trợ này sẽ tiêu tốn ngân sách then khoảng $3.8 tỷ.

Người thất nghiệp phải tìm việc làm từ tháng 8/2020

Để nhận được tài trợ JobSeeker, một yêu cầu bắt buộc đó là người đó phải thực sự tìm việc làm.

Kể từ ngày 4/8/2020, những ai nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ phải đăng ký với các dịch vụ tìm việc và phải tìm kiếm bốn công việc mỗi tháng. Chính phủ sẽ có chế tài cho những ai không thực hiện nghĩa vụ, hoặc từ chối không nhận công việc.

Bộ trưởng Nhân dụng Michaelia Cash và Bộ trưởng Dịch vụ Xã hội Anne Ruston có thêm chi tiết trong thông cáo chung.

“Kể từ ngày 4 tháng 8 năm 2020, những người tìm việc phải tham gia các cuộc hẹn với các dịch vụ cung ứng việc làm, lên kế hoạch tìm việc, tìm việc và tham gia các hoạt động nếu an toàn. Nếu người tìm việc không đáp ứng các yêu cầu trên thì tài trợ sẽ bị cắt hoặc sẽ bị phạt tiền,” thông cáo có viết.

Nếu người tìm việc từ chối không nhận công việc mà không có lý do chính đáng, khoản tài trợ thất nghiệp cho người đó có thể sẽ bị cắt, và sẽ phải chờ bốn tuần trước khi có thể nộp đơn xin trợ cấp lần nữa.

Dự kiến sau tháng 9/2020, số lần tìm việc bắt buộc sẽ tăng lên nhưng chính phủ sẽ thông báo sau.

Theo SBS

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...