Home Tin Nước Úc Tìm hiểu về Nghệ thuật của Thổ dân Úc
Tin Nước Úc

Tìm hiểu về Nghệ thuật của Thổ dân Úc

Văn hóa Thổ dân Úc dù được đề cao nhưng thường lại ít khi được giao lưu với các nền văn hóa khác. Một nhóm nghệ sĩ đã dùng tuần lễ NAIDOC để trưng bày thành quả họ đạt được qua sự cộng tác với các nghệ sĩ từ nhiều nền văn hóa khác.

 

Hàng năm người Úc thường thể hiện sự tôn kính đối với văn hóa, lịch sử và những thành công của cộng đồng Thổ dân Úc qua nhiều hoạt động trong tuần lễ NAIDOC như thực hiện các nghi lễ truyền thống, biểu diễn nghệ thuật hay các hoạt động thể thao.

Năm nay một trong những hoạt động như vậy là triển lãm nghệ thuật hiện đại có tên gọi ‘Both Sides of the Street’ (Hai bên đường của dãy phố), được tổ chức tại Counihan Gallery ở Brunswick, Melbourne, thể hiện đối thoại giữa các nghệ sĩ có nguồn gốc Thổ dân.

Mỗi tác phẩm được thực hiện bởi một nghệ sĩ Thổ dân và một nghệ sĩ từ nguồn gốc văn hóa khác.

Triển lãm nhằm lưu lại sự liên kết giữa các nghệ sĩ về tâm linh, mối quan hệ cá nhân và giao lưu văn hóa.

 
Sistas United in Sorrow. (ABC: Clement Paligaru)
Sistas United in Sorrow. (ABC: Clement Paligaru)
 

Nghệ sĩ Thổ dân Úc Maree Clarke cùng với Susan Macoforrester, gốc Somal, thực hiện tác phẩm Sistas United in Sorrow (Chị em đoàn kết qua buồn đau). Tác phẩm thể hiện cảm giác mất mát những người thân yêu và một số những thứ liên quan đến chúng.

Clarke cho biết việc thực hiện tác phẩm này với chiếc mũ tang kopi của Thổ dân Úc là một trong những trải nghiệm rất xúc động.

“Có thể có những khác biệt giữa hai nền văn hóa. Nhưng việc chia sẻ kiến thức và những trải nghiệm khiến tác phẩm như được nhân đôi sức mạnh.”

Người chọn các tác phẩm để triển lãm cho ‘Both Sides of the Street’ Kimba Thompson, từ Blak Dot Gallery, cho biết đối với một số nghệ sĩ thì việc trao đổi ý tưởng nghệ thuật và hợp tác thực hiện chúng “xảy ra như định mệnh vậy”.

“Một khi họ tìm thấy điểm chung thì khi lắng nghe mức độ sâu lắng trong đối thoại giữa họ thật tuyệt đẹp.” 

Kirsten Lyttle với tác phẩm về nước được đan bằng ảnh đen trắng và ảnh màu. (ABC: Clement Paligaru)
Kirsten Lyttle với tác phẩm về nước được đan bằng ảnh đen trắng và ảnh màu. (ABC: Clement Paligaru)
 

Nghệ sĩ người Úc gốc Maori Kirsten Lyttle được ghép cặp với nghệ sĩ Thổ dân Úc, Tiến sĩ Treahna Hamm. Tác phẩm của họ tập trung vào những con sông, là một nguồn lực quan trọng và hùng mạnh trong cả hai nền văn hóa của họ.

Lyttle, sống cạnh rạch Merri Creek tại Melbourne nói,“Tôi cố gắng tập trung vào sức mạnh của nước và ngầm chỉ những dòng nước và con sông lớn hơn. Bức ảnh này được in màu và đen trắng và tôi đã đan hai bức ảnh lại với nhau theo họa tiết của Maori.”

“Tôi hi vọng rằng tác phẩm của mình và triển lãm nay sẽ gợi mở và khuyến khích những đối thoại giữa Thổ dân và những người không phải Thổ dân về việc sống và làm việc chung trên mảnh đất nguyên thủy.”

Hơn thế nữa, triển lãm theo Kimba còn tạo là cơ hội để mọi người nói chuyện một cách cởi mở hơn về trải nghiệm của họ.

“Cái đẹp của cuộc đối thoại này là mở ra cho chúng ta sự thật về lịch sử của ÚC cũng như cơ hội để chia sẻ những trải nghiệm tương đồng và công tác với nhau một cách đoàn kết qua việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, ” Kimba nói.

“Những triển lãm thế này được xây dựng dựa trên sự chấp nhận giữa các nền văn hóa của chúng ta trong tương lai. Chúng thể hiện giá trị và cảm hứng của cộng đồng cũng như phản ứng với những vấn đề công bằng xã hội.”

 
Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được thể hiện trên nền cát và ánh sáng. (ABC: Clement Paligaru)
Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được thể hiện trên nền cát và ánh sáng. (ABC: Clement Paligaru)
 

Racquel Austin-Abdullah cộng tác với Cecilia Kavaraverran để thực hiện tác phẩm mà Racquel miêu tả là “một các làm nghệ thuật có tính hợp tác và trình diễn”. Trong không gian triển lãm, một tác phẩm xắp đặt trên nền cát, thủy tin và giấy với ánh sáng chiếu xuống tạo thành hình vẽ trên cát. 

Đối với Racquel, tác phẩm kiểu này có sức mạnh lớn vì nó cho phép những đối thoại khó có thể được trình bày, đặc biệt là khi nó có liên quan đến giao lưu trao đổi văn hóa. 

“Các đối thoại về văn hóa và ngôn ngữ thường được thảo luận qua những tác phẩm mang tính tưởng tượng,” Racquel nói. “Nó tìm đến những điểm mù trong tranh luận về căn tính văn hóa và chủ nghĩa đa văn hóa.”

“Tổ tiên Thổ dân của tôi là Wangkumara và Pashtun , vốn là ngôn ngữ văn hóa thổ dân từ Úc và Afghanistan. Tôi cũng là một người không phải gốc Thổ dân.”

“Khi mọi người hỏi tôi nguồn gốc văn hóa của tôi là gì, họ ngạc nhiên. Tuy nhiên đối thoại về văn hóa luôn có nguy cơ bị mổ xẻ và chia rẽ.”

Nguồn : Australiaplus

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...