Home Tin Nước Úc Sự thật về 24 điều được “đồn thổi” nhiều nhất về cuộc sống ở Úc
Tin Nước Úc

Sự thật về 24 điều được “đồn thổi” nhiều nhất về cuộc sống ở Úc

Nước Úc luôn được biết đến như một thiên đường nơi mọi người tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một quốc gia tươi đẹp, thời tiết ôn hòa, phong cách sống thoải mái, người dân tụ tập nướng thịt bên bãi biển sau giờ làm việc.

Những điều đó được “đồn thổi” khiến ai ai cũng hào hứng đến Úc. Nếu như bạn từng xem chương trình “Wanted Down Under” của đài BBC, bạn sẽ thấy cuộc sống diễn ra tại Úc trong vòng một tuần trước khi người chơi quyết định chuyển hẳn đến ở nơi đây. Nhưng dường như một tuần là chưa đủ, thậm chỉ là cả một năm cũng chưa thể khiến bạn biết hết những “bí mật” về nước Úc.

Vậy thì, cuộc sống thực sự đang diễn ra hàng ngày ở đất nước chuột túi là như thế nào?

Bạn sẽ dễ dàng kiếm một ngôi nhà ở mức giá “dễ thở” ?

Thay bằng tậu một căn hộ giữa trung tâm thành phố của Anh, bạn chỉ có thể mua một ngôi nhà ở một vùng xa xôi nước Úc. Giá nhà ở Úc sẽ rất rẻ nếu như bạn chấp nhận chuyển đến nơi “khỉ ho cò gáy” mà không ai thèm đặt chân tới trong nhiều thập niên.

Còn bạn mơ mộng một căn hộ tọa lạc giữa trung tâm Melbourne, hãy chuẩn bị ít nhất là nửa triệu đô la. Ngay cả ở trung tâm London, trong khu Jewellery của Birmingham giá cả cũng không “cắt cổ” đến vậy. Cách thức mua bán ở đây cũng khá là rắc rối, đầu óc bạn sẽ quay mòng mòng theo thị trường, nên tốt nhất là hãy ủy quyền giao dịch cho bên thứ ba.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ

Chi phí sinh hoạt ở Úc sẽ khiến bạn phải đau đầu trong chi tiêu. Số tiền bạn phải bỏ ra hàng tháng gần gấp đôi ở Anh. Lấy một hộp Cadbury’s Favorites (tương đương với Heroes) chẳng hạn, sẽ tốn 19 đô la (£ 10,50).

Đối với giá xe hơi, bạn sẽ có may mắn để có được Vauxhall Astra cũ chạy 100.000 km mất khoảng 8.000 đô la (£ 4.500). Hai panh rượu (hơn 1 lít) hạng xoàng cũng tốn cỡ 36 đô la (£ 20).

Món thịt nướng “dở tệ”

Người Úc nướng thịt theo cách riêng của họ, như một món hàng ngày chứ không dành riêng cho các dịp quan trọng. Vậy nên nếu được mời đến ăn thịt nướng, bạn đừng mong đợi bữa tiệc hoàng tráng ngập tràn tôm hay gà, thường món “barbie” kiểu Úc chỉ có xúc xích thịt bò lớn xiên trong một lát bánh mì trắng quết nước sốt cà chua. Thức uống là một “tinny” (chai bia) được lấy trong “esky” (hộp đá cách nhiệt).

Chăm sóc sức khỏe

Với những ai muốn chuyển từ Anh sang Úc sống, sẽ rất thuận lợi bởi hai nước đã ký thỏa thuận về chăm sóc sức khỏe nên việc đăng ký một thẻ Mediacare khá là dễ dàng. Lưu ý là Phụ phí Medicare – một khoản thuế bổ sung do người có thu nhập cao trả (những người độc thân kiếm được hơn 90.000 đô la và các cặp đôi trên 180.000 đô la) dành cho người có nhu cầu bảo hiểm tư nhân.

Một số loại trái cây là “hàng hiếm”

Là một quốc đảo rộng lớn bị biệt lập từ lâu, trái cây nội địa của Úc không được đa dạng cho lắm. Cộng thêm việc đặt ra quy định khắt khe trong nhập khẩu nông sản do nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, một số loại trái cây ở Úc có mức giá đắt “giật mình”. Điển hình như giá một quả chuối có khi lên đến 8 đô la (4.50£).

Cảm nhận của người nước ngoài không phải lúc nào cũng đúng

Có những người dành cả cuộc đời để sống dịch chuyển, họ sẽ ca ngợi nước Úc tuyệt vời và đáng sống biết bao. Điều đó có thể đúng, cũng có thể không đáng tin lắm, bởi nước Úc có quá nhiều người nước ngoài; biết đâu đó chỉ là cảm nhận riêng của một số nhỏ lẻ nào đó. Bạn hãy thận trọng, đừng vì viễn cảnh hão huyền ai đó vẽ ra mà từ bỏ quê hương của mình đến nơi xa lạ.

Nước Úc xa xôi, thực sự là rất xa xôi

Điều này có vẻ hiển nhiên. Bạn sẽ mất khoảng 28 giờ bay để trở về Anh, cộng thêm tình trang jet lag (chênh lệch múi giờ) sẽ khiến bạn thực sự mệt mỏi.

Đất nước rộng lớn

Ít nơi trên thế giới để bạn có thể ngồi trên chuyến bay kéo dài 5 giờ rưỡi mà vẫn chưa ra khỏi biên giới quốc gia như ở Úc. Chừng đó thời gian từ London bạn đã đến được Ai Cập. Tuy rộng lớn là vậy, nhưng ngoài những điểm du lịch nổi tiếng, phần lớn nước Úc là hoang mạc. Một chuyến dã ngoại dọc bãi biển từ Brisbane đến Daintree nghe có vẻ thú vị, một số địa điểm tuyệt đẹp trên đường đi, nhưng tất cả cũng chỉ có vậy. Trừ khi bạn là một du khách ưa đi bụi, thì nơi đây khá là tẻ nhạt.

Kỳ nghỉ lễ ngắn ngủi

Kỳ nghỉ lễ ở Úc thường chỉ kéo dài trong hai tuần. Vậy nên ý định dành trọn 20 ngày nghỉ hàng năm của bạn để về thăm nhà sẽ không khả thi.

Thể thao = mọi thứ

Người Úc đặc biệt yêu thích các môn thể thao. Họ có thể ngồi hàng giờ để nói về chủ đề này, ngay cả khi không biết luật chơi, miễn là Úc đánh bại đối thủ của họ ở môn đó. Nếu Úc thua, thì lỗi chỉ có thể là do sự thiên vị của trọng tài.

Chẳng hạn như trong Olympic London, khi Vương Quốc Anh vượt qua Úc trên bảng tổng sắp huy chương, Báo chí Úc đã đăng các bảng kết quả trong đó tách Vương Quốc Anh thành Anh, Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales.

Bánh Pukka pie rất được yêu thích

Trong những ngày vui chơi ngoài trời của người Úc, sẽ không hoàn hảo nếu như thiếu đi những chiếc bánh Pukka Pies được phủ kín bởi sốt cà chua. Thương hiệu này được yêu thích hơn cả những chiếc bánh bít tết nóng hổi.

Quy định những ngày nghỉ “lạ lùng”

Nước Úc có những quy định ngày nghỉ khá là kỳ quặc, thay đổi khác nhau ở mỗi tiểu bang. Chẳng hạn như ngày nghỉ vào thứ Ba cho cuộc đua ngựa ở Melbourne, ngày nghỉ sinh nhật Nữ hoàng.

Tắm biển tốt nhất vào mùa đông

Ý tưởng đến Úc mùa hè tận hưởng những ngày cuối tuần ngâm mình trong làn nước biển có vẻ rất hấp dẫn. Nhưng thực tế với nhiệt độ luôn ngấp nghé 40 độ với ánh nắng chói chang thiêu đốt làn da của bạn, thì chỉ những ai dũng cảm lắm mới “chơi” được.

Lời khuyên dành cho du khách là tắm biển mùa đông, vắng vẻ và mát mẻ là điểm cộng cho lựa chọn này.

Slip! Slop! Slap!

Hãy sẵn sàng để nghe cụm từ này. Nó xuất hiện ở khắp nơi. Đó là khẩu hiệu nhắc nhở người dân Úc chống lại căn bệnh ung thư da gây ra bởi ánh nắng mặt trời. Trốn trong một chiếc áo sơ mi, thoa kem chống nắng SPF 50+ và đội mũ, đó là điều rất nên làm.

Thời trang “lỗi mốt”

Ngành công nghiệp thời trang Úc luôn đi sau xu hướng làng mốt thế giới sáu tháng. Những sản phẩm Xuân Hè xuất hiện ở New York, Paris và London là khi ở Úc là mùa Thu Đông. Phong cách thời trang chủ yếu là đơn giản, như việc mọi người mặc những bộ quần áo thể thao gọn nhẹ đi ăn hàng ngày cuối tuần.

Truyền hình địa phương chán ngắt

Chẳng có chương trình truyền hình nào đáng để xem của Úc, trừ Masterchef. Phần lớn các kênh là sự pha trộn của các chương trình Anh và Mỹ xen vào một vài của Úc. Chủ yếu là các nội dung liên quan đến cải tạo nhà ở.

Uống rượu là thú vui

Nước Úc nổi danh với các loại rượu vang hảo hạng cũng như thú vui uống rượu của người dân. Họ uống rượu khá là chậm rãi, nhâm nhi thưởng thức hương vị rượu. Trong một số dịp vui, ly rượu sẽ ko rời tay họ từ sáng tới khuya.

Điểm lưu ý nữa là bạn không thể tìm thấy rượu trong siêu thị, mà phải tới “bottle-o” để kiếm đồ uống. Cũng may mà hầu hết các “bottle-o” có dịch vụ bán hàng tới tận cửa xe.

Không phải là một tổ chứa đầy sinh vật đáng sợ

Mọi người rỉ tai nhau rằng đến Úc, các sinh vật đáng sợ như rắn, nhện… có mặt ở khắp nơi. Nhưng thực ra, trừ khi bạn cố tình chui vào bụi rậm để tìm chúng, thì chúng cũng chẳng vui thú gì với việc làm phiền tới bạn.

Những thứ thực sự nguy hiểm

Những mối nguy hiểm chết người thực sự được cảnh báo rất nhiều, đặc biệt là dưới vùng nước yên tĩnh ẩn chứa cá sấu, cá mập hay sứa độc.

Mọi người nghĩ rằng London và Vương quốc Anh cũng giống nhau

Người Úc chẳng quan tâm Vương Quốc Anh và London khác gì nhau, thậm chí thành phố Leeds và London cũng như là một. Bạn nói với một ai đó là bạn đến từ Vương Quốc Anh, họ sẽ nói “Oh, bạn đến từ London phải không”.

Tuyết chỉ xuất hiện trên miếng dán ở các cửa hàng dịp Giáng Sinh

Đi bộ xuống trung tâm mua sắm Queen Street Mall của Brisbane vào tháng 12 là một trải nghiệm đặc biệt nhất. Giữa trời 40 độ, bận áo may ô quần cộc và đi dép xỏ ngón, bạn ngắm nhìn các bông tuyết giả dán trên ô kính cửa hàng; không khí Giáng Sinh ở đây thật khó tả. Hơn 60% người dân Úc còn chưa từng nhìn thấy tuyết rơi trong cuộc đời.

Fairy bread – Loại bánh mì thống trị các bữa tiệc của trẻ nhỏ

Fairy bread là loại bánh mì phủ lớp đường cốm đầy màu sắc gắn liền với tuổi thơ các em bé Úc. Bất cứ bữa tiệc nào mà không có món ăn rực rỡ này đều trở thành thiếu sót lớn.

Cẩn thận gấu rơi vào đầu

Đây là một câu chuyện đùa khôi hài mà lại có rất nhiều người tin là thật. Mọi người kể về những chú gấu bất ngờ rơi từ trên cây xuống và cố gắng ăn thịt bạn. Bảo tàng Úc thậm chí còn lập hẳn một website chuyên về chủ đề trên. Có vẻ mọi việc đã bị phóng đại và đẩy đi quá xa.

Lingo – từ lóng sẽ có thể khiến bạn “đỏ mặt”

Rất nhiều từ Tiếng Anh chúng ta đang dùng lại được người Úc biểu đạt với ý nghĩa khác. Đơn cử như họ gọi dép xỏ ngón là “thongs”, thùng đựng đá là “esky”, tức giận là “filthy”, ngọt ngào là “lollies”…và rất bất ngờ, Durex là một nhãn hiệu băng dính.

Ngoài ra, bạn hãy nhớ đừng lỡ miệng nói “alright?”, họ sẽ nghĩ bạn lo ngại cho sức khỏe của họ. Nếu muốn chào hỏi, chỉ đơn giản là “’how you going?”.

Trên đây là những kinh nghiệm và cảm nhận của một tác giả người Anh về cuộc sống thực sự tại Úc. Có thể với một số người, nơi đây không phải là thiên đường tuyệt đối; nhưng nước Úc vẫn là một trong những nơi đáng sống nhất trên thế giới.

Hà Vy – Báo Alo Úc

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...