Home Tin Nước Úc Người khuyết tật Úc gặp khó khăn khi tìm kiếm nhà ở
Tin Nước Úc

Người khuyết tật Úc gặp khó khăn khi tìm kiếm nhà ở

Mặc dù Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc NDIS giúp cải thiện việc chăm sóc cho người khuyết tật ở Úc, các chuyên gia cho rằng chỉ có một số ít người khuyết tật hội đủ điều kiện để có được nơi cư trú theo chương trình này.

Bà Sarah Sutton có hai người anh em trai là Ben và Peter, đều bị chẩn đoán với chứng tâm thần phân liệt schizophrenia vào tuổi thiếu thời.

Theo đó, tình trạng này có thể gây ra một số triệu chứng căng thẳng, nhưng thường xảy ra rất ngắn, các cơn rối loạn tinh thần có khuynh hướng kéo dài hơn, ảnh hưởng đến trạng thái, cử động và việc biểu lộ cảm xúc.

Hiện hai người anh em của bà Sutton đang ở trong tiến trình, nhận được sự hỗ trợ của Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc NDIS, một hành động mà bà cho rằng có thể thay đổi cuộc sống của cả gia đình bà.

Việc nhận được sự hỗ trợ từ NDIS là một chuyện, thế nhưng tìm được nơi cư trú lâu dài là một thử thách khác nữa.

Thông tin được biết, NDIS được đề ra là một dịch vụ hỗ trợ và chỉ giúp đỡ các bệnh nhân với nhu cầu rất cao, vào khoảng 6% của số bệnh nhân, qua các nơi cư trú tạm thời.

Được biết, việc chờ đợi rất lâu để được nhà xã hội của chính phủ, cha mẹ của bà Sutton quyết định giải quyết vấn đề do chính bàn tay của họ. Theo đó, họ dùng quỹ hưu bổng để mua một ngôi nhà kế cận và thiết lập một quỹ tín thác gia đình, cho hai người anh em trai của bà vào sống trong đó.

Úc: Người khuyết tật gặp khó khăn khi tìm kiếm nhà ở - ảnh 1

Theo bà Sutton, bất chấp những khó khăn tài chính khi mua nhà, việc gia đình sống gần gũi nhau cũng đáng, để có thể dễ dàng giúp chăm sóc cho hai những anh em trai của bà.

Liên quan đến vấn đề này, ông Joseph Connellan- Giám đốc về cư trú thuộc Viện Khuyết tật Melbourne, của đại học Melbourne cho hay, có khoảng từ 50 đến 70 ngàn người, tiếp cận với chương trình NDIS cần đến nơi cư trú, thế nhưng không đủ điều kiện để tham gia kế hoạch gia cư đặc biệt, cho những người khuyết tật.

Được biết Viện Khuyết tật Melbourne và dòng Huynh Đệ Saint Lawrence, cùng tài trợ cho một dự án, với các chọn lựa về cư trú khác nhau cho những người khuyết tật, người chăm sóc và các dịch vụ hỗ trợ cho họ. Các lựa chọn bao gồm: vấn đề gia cư xã hội, thuê nhà trên thị trường tư nhân, kế hoạch do gia đình tài trợ, nhà cho các nhóm và sau cùng, là việc sống chung với cha mẹ cao niên.

Cũng theo ông Connellan, NDIS mang lại toàn bộ hỗ trợ người khuyết tật, nhưng về việc gia cư phải nên đặt lên hàng ưu tiên.

Cô Narelle Harrington ở vào tuổi cuối 30 và bị thiểu năng trí tuệ ở mức trung bình cho hay, cô hiện sống với mẹ, bà Christine Harrington tại một ngôi nhà thuê tư nhân. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi mẹ cô mất việc và hai người phụ nữ phải phấn đấu trong chuyện thuê nhà tại Úc.

Được biết, chương trình gia cư của chính phủ, dường như là một giải pháp duy nhất để giúp hai mẹ con có thể sống chung, cho đến khi họ được biết về kế hoạch Kamira, một ngôi nhà ở vùng bờ biển trung tâm của New South Wales, do tổ chức vô vụ lợi IRT, cung cấp cho người khuyết tật.

Theo đó, việc cho thuê nhà cả đời và giá thuê được ấn định mức tối đa có nghĩa là, trẻ em có thể ở đó sau khi cha mẹ qua đời, qua việc xử dụng tiền hưu bổng hỗ trợ khuyết tật, để trả tiền thuê nhà và quỹ NDIS tài trợ cho các hỗ trợ thêm nữa.

Họ sống ở một trong 12 căn hộ được thiết lập với sự trợ giúp của một ngân khoản chính phủ và nằm trong một số nhỏ theo kiểu mẫu như vậy trên nước Úc.

Theo ông Patrick Reid, Giám đốc của tổ chức IRT, thử thách lớn nhất là làm sao cho kiểu mẫu này trở thành một giải pháp lâu dài.

Được biết, hiện có khoảng 17.000 người khuyết tật sống trong các ngôi nhà theo từng nhóm và khoảng 30% những người này có mức độ thiểu năng trí tuệ an bình, tức không quậy phá.

Phẩm chất của các ngôi nhà sống từng nhóm thay đổi rất khác nhau, với việc quên lãng hay theo dõi khách hàng một cách kém cỏi, đã được sự quan tâm của Ủy ban Điều tra Hoàng gia về Nạn Bạo hành, Lạm Dụng, Làm Ngơ hay Lợi dụng Người Khuyết tật.

Ngoài ra, các ngôi nhà dành cho nhóm khuyết tật đã được thiết lập hơn 50 năm trước, để di chuyển nhiều người khuyết tật ra khỏi các viện chữa trị tâm thần và vào sống gần cộng đồng. Còn những người với chứng tâm thần nhẹ, không cần sống trong những ngôi nhà như vậy, thế nhưng họ chẳng có chọn lựa nào khác cả.

Nói về vấn đề này, bà Justine O’Neill – Giám đốc của Hội đồng Khuyết tật về Tâm Thần cho hay, đối với nhiều người cao tuổi với chứng tâm thần, thì các ngôi nhà sống chung từng nhóm có thể gợi lại các kỷ niệm đen tối trong quá khứ.

Còn ông Joseph Connellan cho biết, việc giới thiệu NDIS, mang lại một tình cảm lạc quan, vốn cũng có thể áp dụng cho các đơn vị gia cư mới, cho những người khuyết tật.

Được biết, các thông tin về Viện Khuyết tật Melbourne và tổ chức Huynh Đệ Saint Lawrence, sẽ được công bố vào cuối tháng 6 sắp tới.

>>> Xem thêm: Lý do nào khiến việc thuê nhà ở Úc trở thành nỗi sợ hãi với nhiều người?

Theo SBS

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...