Home Cộng Đồng Truyền thông Úc tiết lộ những điều kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc – Phần 2
Cộng Đồng

Truyền thông Úc tiết lộ những điều kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc – Phần 2

(www.Alouc.com) – Người Úc đang tự hỏi họ biết gì về Trung Quốc – Đối tác thương mại lớn nhất của họ, khi các hành vi tàn bạo của chính quyền Bắc Kinh đối với con người được đưa ra ánh sáng.

nhà tù trung quốc

Hãng tin news.com.au của Australia vừa công bố loạt bài về nạn tra tấn và làm nhục tù nhân tại các nhà tù Trung Quốc thông qua lời kể của các nạn nhân hiện đang sống tị nạn tại xứ sở ‘chuột túi’.

>>> Xem lại phần 1: Truyền thông Úc tiết lộ những điều kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc – Phần 1

Đánh gẫy xương

Bà Chang Zhi Yue, 78 tuổi từng là một kỹ sư điện ở một bộ phận hàng không và là một họa sĩ khi bà bị bắt vì tập Pháp Luân Công. Bà bị giam 4 năm ở nhà tù nữ Bắc Kinh. Tại đó, bà bị tra tấn dã man và lạm dụng, mặc dù không bao giờ bị kết án tội danh nào.

Ở trong tù, tôi bị nhiều lần tra tấn kéo dài theo nhiều cách khác nhau“, bà nói với news.com.au.

“9 cảnh sát tra đã đánh tôi trong 5 tiếng đồng hồ khiến tôi bị gãy nhiều đốt xương đốt sống, như xương cột sống cổ, cột sống thắt lưng bị biến dạng và nhô ra bên trái và phía trước, và một khung xương chậu bị biến dạng.”

Một người đàn ông đột nhiên xuất hiện, túm lấy tôi và ấn tôi xuống sàn nhà. Họ đánh tôi, đánh rất mạnh, và họ xoắn tay tôi cho đến khi … họ sẽ đánh vào răng của bạn.

Ai đó ép tôi xuống sàn nhà, sau đó đẩy tôi ngồi lên, rồi kéo 2 chân tôi sang hai bên.”

Đôi chân tôi không thể tự nhiên mở ra rộng thế, vì vậy họ cho vài người kéo chân tôi ra cùng một lúc, kéo, ép, dẫm lên hai chân của tôi.”

Lúc đó, tôi nghe thấy tiếng ‘rắc, rắc’, một xương hông của tôi bị vỡ. Sau đó, các xương ở lưng của tôi cũng bị vỡ.”

“Sau đó, ông ta hỏi tôi khi tôi đã gần như bất tỉnh là tôi có tiếp tục luyện [Pháp Luân Công] hay không.”

Bà Fengying Zhang từng bị bức thực khi bị giam tại nhà tù Trung Quốc
Bà Fengying Zhang từng bị bức thực khi bị giam tại nhà tù Trung Quốc (Ảnh: news.com.au)

Bức thực

Bà Fengying Zhang, 66 tuổi, bị bắt cóc khỏi nhà và bị đưa đến một trung tâm giam giữ, sau đó là một trại lao động vào năm 2013 vì tập Pháp Luân Công. Bà cũng chưa bao giờ bị đưa ra xét xử.

Bà Zhang cho biết bà đã tuyệt thực sau ba ngày để phản đối việc bỏ tù.

Tôi bị ép ăn hai lần trong năm 2000 khi tôi đã tuyệt thực“, bà Zhang nói với news.com.au.

Lần đó khi họ ép tôi ăn, đã có bốn người, hai trong số họ giữ đầu của tôi, trong khi hai người kia dẫm lên chân tôi. Họ ép tôi ngửa mặt lên trời, và bắt đầu ép ăn tôi, và tôi bắt đầu bị nghẹn.”

Họ đặc biệt tàn bạo, khi ông ta đưa ống vào, ông ta không làm nó từ từ. Ông ta ấn nó vào qua mũi, xuống đến dạ dày của tôi. Nếu ống đi sai đường, nó có thể đâm thủng phổi.”

“Tôi nghẹn và ho ra chất lỏng màu vàng, cho đến khi cổ dính đầy chất đó.”

“Sau khi họ làm xong, tôi cảm thấy như mình bị ngạt thở và đứng trước cái chết.”

“Sau đó họ bắt đầu bức thực tôi hàng ngày.”

Điều gì đã xảy ra và tại sao?

Các nạn nhân trên chỉ là một số nhỏ trong hàng ngàn người bị bắt giam tại các nhà tù và trại lao động tồi tệ nhất của Trung Quốc chỉ vì tập Pháp Luân Công.

Vào những năm 1990, Pháp Luân Công đã trở nên quá phổ biến với ước tính khoảng 100 triệu học viên, nhiều hơn cả số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và điều này đã khiến cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ra lệnh cấm môn tập này vào năm 1999”, news.com.au viết.

trung quốc

Bác sỹ Sophia Bryskine, người phát ngôn của tổ chức Các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) Australia cho biết cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công vẫn rất phổ biến và nhiều người bị bắt giam mà “không thông qua thủ tục tố tụng pháp lý“, cô nói với news.com.au.

Bác sĩ Bryskine cho biết Trung Quốc có những hành động tàn bạo về nhân quyền được nhà nước phê chuẩn đối với lượng lớn người dân. Cô cũng cho rằng Australia cùng với các quốc gia khác cần phải hành động và lên án tội ác này.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc về cả hàng hóa và dịch vụ, chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu, và là một nguồn đầu tư nước ngoài đang tăng trưởng.

Nhưng chúng ta thực sự biết gì về đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta?”, news.com.au đặt ra câu hỏi.

Đáng buồn là những nhận thức toàn cầu về nạn giết người hàng loạt đang diễn ra ở Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế“, bác sĩ Bryskine nói.

Kể từ khi chính quyền Trung Quốc cấm Pháp Luân Công, họ đã giam giữ hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn các học viên Pháp Luân Công, theo một báo cáo năm 2008 của Ủy ban của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc.

120 trang web của chính phủ Trung Quốc thường xuyên báo cáo về các vụ bắt giữ ‘các nghi phạm’ Pháp Luân Công và một số cơ quan cấp tỉnh và địa phương treo phần thưởng 5000 nhân dân tệ (khoảng 17 triệu đồng) cho những người cung cấp thông tin về các ‘tội phạm bỏ trốn’ Pháp Luân Công“, báo cáo viết.

Vào năm 2006, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tra tấn, ông Manfred Novak, kết luận rằng 66 % các tù nhân ở Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo năm 2014 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về nạn cảnh sát tra tấn và ngược đãi các nghi phạm đã tiết lộ rằng tra tấn vẫn là thói quen bám rễ trong các nhà tù Trung Quốc, các cảnh sát thì coi thường các quy định, các tòa án thì phớt lờ quy tắc về việc loại bỏ các bằng chứng và lời khai thu được từ việc tra tấn.

Vào tháng 12 năm 2015, Ủy ban Liên hợp quốc về chống tra tấn đã yêu cầu Bắc Kinh báo cáo về tiến bộ thực hiện các lĩnh vực quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về chống Tra tấn.

Tù nhân xếp hàng để ăn trưa tại trại giam Trùng Khánh. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tra tấn cho biết 66% tù nhân tại Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công.

Ủy ban vẫn quan ngại sâu sắc về các báo cáo đều chỉ ra rằng hoạt động tra tấn và ngược đãi vẫn còn ăn sâu trong hệ thống tư pháp hình sự [của Trung Quốc], trong đó hệ thống này quá dựa vào những lời khai làm cơ sở để kết án“, Ủy ban này cho biết.

Tại phiên điều trần kéo dài hai ngày để xem xét hồ sơ về tình trạng tra tấn của Trung Quốc, được tổ chức lần đầu tiên kể từ năm 2008, chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận họ giam giữ các tù nhân chính trị và nói rằng họ đã cấm tra tấn, làm nhục tù nhân.

Theo các nhân chứng, chính những người bị bức hại vì niềm tin là đối tượng chính của nạn tra tấn, lạm dụng và giết người tàn bạo nhất tại các trại cải tạo của Trung Quốc.

>>> Xem lại phần 1: Truyền thông Úc tiết lộ những điều kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc – Phần 1

Một số người đã thoát khỏi cuộc bức hại và tái định cư tại Úc sau khi được cấp quy chế tỵ nạn. Họ đã chia sẻ những câu chuyện gây sốc của mình với news.com.au để phơi bày quy mô và mức độ nghiêm trọng của tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và hy vọng sẽ đưa đến kết thúc cho tội ác này.

Hãng tin news.com.au cho biết bài viết tiếp theo của loạt bài sẽ tiết lộ thông tin về các trung tâm tẩy não bí mật của Trung Quốc, nơi các tù nhân bị buộc phải xem các video tuyên truyền cho đến khi họ đồng ý từ bỏ niềm tin.